BỆNH LÝ ỐNG NIỆU – RỐN

Share :

I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÝ TỒN TẠI ỐNG NIỆU RỐN
Ống niệu – rốn nằm giữa mạc ngang và phúc mạc thành bụng vùng hạ vị, giữa hai dây chằng rốn. Ống có chiều dài thay đổi từ 3 đến 10 cm, đường kính 8-10 mm. Ống niệu – rốn là đoạn nối thông giữa phần trên của xoang tiết niệu sinh dục và niệu nang với rốn. Bình thường ống niệu – rốn bị tắc và chỉ tồn tại dưới dạng một dây xơ sau khi sinh.
Khi ống niệu-rốn tồn tại một phần hoặc toàn bộ sẽ gây nên một số hình thái bệnh lý. Các bất thường bẩm sinh của ống niệu rốn bao gồm:
– Xoang niệu rốn: tồn tại một phần ống niệu-rốn về phía thành bụng và có thông thương với rốn.
– Nang niệu rốn: tồn tại và giãn to phần ống niệu-rốn nằm giữa bàng quang và rốn.
– Tồn tại ống niệu rốn: tồn tại hoàn toàn ống niệu-rốn, có sự thông thương giữa bàng quang và rốn.
– Túi thừa ống niệu rốn: tồn tại một phần ống niệu-rốn ở phía bàng quang giống như một túi thừa ở phần đáy bàng quang, túi thừa thường thông với rốn.
Bệnh lý ống niệu-rốn gây ra rỉ nước tiểu ở rốn, nhiễm trùng rốn và có thể hóa ác về sau.

 

 

II. CHẨN ĐOÁN
1. Công việc chẩn đoán đối với rồn tại ống niệu – rốn
a. Hỏi bệnh: Ba mẹ của trẻ đưa trẻ tới khám vì rỉ dịch vùng rốn hoặc khối vùng dưới rốn.
b. Khám lâm sàng:
• Rốn trẻ rỉ dịch vàng hoặc viêm tấy đỏ quanh rốn.
• Ấn vào vùng trên xương mu có thể có dịch rỉ ra ở rốn.
• Sờ thấy khối u vùng dưới rốn khi có nang niệu rốn.

c. Cận lâm sàng
• Siêu âm bụng: có thể thấy cấu trúc ống vùng hạ vị, thông thương rốn với bàng quang; nang giữa rốn và bàng quang; túi thừa ở mặt đáy bàng quang.
• X-quang: chụp bàng quang có thuốc cản quang sẽ dễ thấy đường dò từ bàng quang lên vùng rốn.
2. Chẩn đoán xác định: Lâm sàng + siêu âm, X-quang.
3. Chẩn đoán phân biệt
• Tồn tại ống rốn ruột.
• Tồn tại ống rốn tràng.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị chủ yếu đối với tồn tại ống niệu rốn là phẫu thuật. Tuy nhiên trước khi phẫu thuật phải điều trị viêm nhiễm vùng rốn. Tầm soát các bệnh lý kèm theo để gây mê bé được an toàn.
Khi bé được chẩn đoán nang niệu rốn bội nhiễm hoặc áp xe, trường hợp này thường được mổ ngay lúc phát hiện. Đặc biệt là có áp xe nang niệu rốn, trẻ dễ nhiễm trùng máu và nguy cơ tử vong cao.

2. Điều trị phẫu thuật
a. Nguyên tắc phẫu thuật: Mục đích phẫu thuật là cắt đường dò kèm tạo hình rốn và khâu lại phần đáy bàng quang.
b. Chỉ định phẫu thuật: có chỉ định phẫu thuật đối với mọi trường hợp bệnh lý ống niệu – rốn. Nên mổ sớm khi có tình trạng nhiễm trùng rốn.
IV. KẾT LUẬN
– Bệnh lý tồn tại ống niệu rốn là bệnh lý dễ phát hiện khi b mẹ tắm cho bé
– Khi có những dấu hiệu gợi ý bệnh lý này ba mẹ của trẻ nên đưa bé tới khám bác sỹ, và tốt nhất là bác sỹ có chuyên nghành NGOẠI – NHI
– Việc phẫu thuật cũng tương đối dễ dàng, ít đau, không ảnh hưởng sức khoẻ bé, vết mổ đẹp không để lại sẹo, thời gian xuất viện khoảng 2 ngày sau mổ.

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.