HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM

Share :

1.Định nghĩa:

Hen phế quản(suyễn) ở trẻ em là bệnh lý viêm mãn tính  đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí biểu hiện với các đợt khò khè, khó thở, nặng ngực và ho.

2. Nguyên nhân:

Nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em vẫn chưa được hiểu rõ. Một số yếu tố được cho là có liên quan gây khởi phát cơn hen

  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Tiếp xúc với các dị nguyên đường hô hấp: bụi mạt nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo, khói thuốc lá,không khí lạnh
  • Gắng sức

3.Các yếu tố gợi ý mắc hen ở trẻ em:

Có khò khè kèm 1 trong các triệu chứng:

  • Ho
  • Khó thở

Và bất cứ dấu hiệu nào dưới đây

  • Triệu chứng tái phát thường xuyên
  • Nặng hơn về đêm và sáng sớm
  • Xảy ra khi gắng sức, cười ,khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi..
  • Xảy ra khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn hô hấp
  • Có tiền sử dị ứng(viêm mũi dị ứng, chàm)
  • Tiền sử gia đình(cha mẹ, anh chị em ruột) mắc hen, bệnh dị ứng
  • Có ran rít, ngáy khi nghe phổi
  • Đáp ứng với điều trị hen(thuốc giãn phế quản, dự phòng hen)

4.Khi nào trẻ được chẩn đoán bị hen?

Để chẩn đoán hen trẻ em cần dựa vào bệnh sử, triệu chứng lâm sàng kết hợp với cận lâm sàng , và xem xét các chẩn đoán phân biệt khác

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

  1. Khò khè, ho tái đi tái lại
  2. Hội chứng tắc nghẽn đường thở: nghe phổi có ran rít, ngáy( dao động xung ký/hô hấp ký)
  3. Đáp ứng thuốc giãn phế quản và/hoặc đáp ứng với điều trị thử (4-8 tuần) và xấu đi khi ngưng thuốc
  4. Tiền sử bản thân hay gia đình dị ứng +- yếu tố khởi phát
  5. Đã loại trừ nguyên nhân gây khò khè khác ( viêm mũi xoang mạn tính,trào ngược dạ dày thực quản, dị tật đường thở, lao, dị vật đường thở,tim bẩm sinh…)

5. Điều trị hen suyễn như thế nào?

Hen phế quản ở trẻ em khó điều trị khỏi hoàn toàn.

Mục tiêu của điều trị hen suyễn là kiểm soát các triệu chứng, nghĩa là trẻ có

  • Ít hoặc không có cơn hen bùng phát.
  • Không có giới hạn về hoạt động thể chất.
  • Sử dụng tối thiểu các loại thuốc cắt cơn như salbutamol (Ventolin).
  • Ít hoặc không có tác dụng phụ từ thuốc.

Điều trị ban đầu tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bênh hen suyễn của trẻ.

 Điều trị bao gồm: điều trị cắt cơn và điều trị phòng ngừa phòng ngừa

a. Điều trị cắt cơn

Thuốc cắt cơn: gồm các thuốc giãn phế quản tác dụng ngay với dụng cụ thích hợp

  • Ventolin ( hít, khí dung, uống)
  • Thuốc kháng cholinergic: combivent, ipratropium bromide
  • Magie sulfate
  • Theophyin ( chích)
  • Corticoid ( chích, uống, khí dung)

b. Điều trị phòng ngừa

  • Tránh các tác nhân gây khởi phát cơn hen cấp
  • Thuốc phòng ngừa
  • Corticosteroid dạng hít: budesonide, fluticasoone, beclomethasone…
  • Điều chỉnh Leukotriene:montelukast(singulair, montiget, zafirlukast…
  • Thuốc hít kết hợp: thuốc này có chứa một corticosteroid dạng hít cộng với chất chủ vận beta tác dụng dài (LABA).(  fluticasone và salmeterol)
  • Thuốc điều hoà miễn dịch

Phòng ngừa suyễn bằng thuốc không phải được chỉ định cho tất cả trẻ được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn mà phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi của trẻ,bác sĩ sẽ thăm khám và xác định sử dụng thuốc dự phòng phù hợp

Chìa khoá điều trị và phòng ngừa hen suyễn thành công chính là sự tuân thủ điều trị.

Hen phế quản ( suyễn) có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu vì vậy cha mẹ trẻ cần phải biết cách xử trí khi cơn hen xảy ra và tuân thủ điều trị với sự hướng dẫn của nhân viên y tế và sự hợp tác của gia đình để tránh tái phát cơn giúp trẻ vẫn hoc tập và sinh hoạt bình thường.

Nguồn: Khoa Nhi – Bệnh viện Bình Định

 

 

 

 

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.