TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG LASER

Share :

Tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser thực chất là phương pháp dùng tia laser để phá vỡ sỏi thành những viên rất nhỏ, từ đó sỏi sẽ được lấy ra ngoài.

Phương pháp này được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây mê, nằm ở tư thế phụ khoa.
  • Bác sĩ dùng ống nội soi niệu quản qua đường niệu đạo đến sỏi rồi luồn dây
  • dẫn tia laser đến sỏi.
  • Tùy theo độ cứng của sỏi, bác sĩ sẽ dùng tia laser cường độ lớn hoặc nhỏ

bắn vào sỏi.

  • Sỏi được tán vỡ nát sẽ đi theo nước tiểu xuống bọng đái và đi ra ngoài. Nếu

mảnh sỏi lớn hơn 3 mm, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để đưa ra ngoài.

Phẫu thuật tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser thường được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Sỏi niệu quản kích thước 0,6 cm – 2 cm.
  • Sỏi niệu quản nhỏ < 0,5 cm nhưng điều trị nội khoa 1 tuần không cải thiện lâm sàng, sỏi không di chuyển xuống vị trí thấp hơn, sỏi trên vị trí hẹp niệu quản, sỏi trên polyp.
  • Sỏi niệu quản trên vị trí sa lồi niệu quản.

Ưu điểm của tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser

Tán được mọi loại sỏi, sỏi có kích thước lớn

Phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser có thể tán được tất cả các loại sỏi từ các sỏi xù xì, xốp, mềm, cho tới các viên sỏi, nhân sỏi rất rắn và có kích thước lớn.

Đảm bảo xử lý sạch sỏi

Nguồn năng lượng từ tia laser có thể phá vỡ mọi loại sỏi, không phụ thuộc vào độ cứng. Các mảnh sỏi sẽ đi theo nước tiểu xuống bóng đái và đi ra ngoài. Những mảnh sỏi to hơn sẽ được bác sĩ gắp ra ngoài bằng rọ hoặc kìm gắp sỏi.

Thời gian tán sỏi nhanh, trung bình chỉ 30 phút

Thao tác phẫu thuật đơn giản, nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật.

Phục hồi nhanh

Bệnh nhân có thể ăn nhẹ sau 3 – 6 tiếng và ra viện ngay trong ngày. Tốc độ phục hồi nhanh, người bệnh sớm nâng cao được thể trạng của cơ thể sau mổ.

An toàn, không để lại sẹo, không lo biến chứng

Vì phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser là phẫu thuật theo đường dẫn nước tiểu nên không để có vết mổ. Ngoài ra cũng không gây tổn thương niệu quản, thận, bể thận, các tổ chức xung quanh vị trí viên sỏi. Nhờ đó người bệnh không phải lo về vấn đề sẹo xấu hay gặp phải những biến chứng sau mổ như nhiễm khuẩn, chảy máu và ít gây đau đớn cho bệnh nhân.

Biến chứng nguy hiểm, nên cần phẫu thuật sớm

Sỏi niệu quản được đánh giá là dạng nguy hiểm nhất trong các bệnh sỏi về tiết niệu. Nếu không điều trị sỏi có thể cản trở lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận cấp, lâu ngày tiến triển thành suy thận mạn, áp-xe thận và tổ chức quanh thận.

Nguy hiểm hơn là các tổ chức này có thể phối hợp cùng lúc gây hủy hoại nhanh chóng chức năng thận hay nhiều khi còn đe dọa tính mạng người bệnh.

Vì thế đừng nên chủ quan cho rằng sỏi niệu quản nhỏ không đáng lo mà nên điều trị càng sớm càng tốt, để giảm tối đa nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: Bệnh viện Bình Định.

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.