LOÃNG XƯƠNG & PHƯƠNG PHÁP ĐO LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN BÌNH ĐỊNH

Share :

Loãng xương là một bệnh rối loạn chuyển hóa làm giảm mật độ chất khoáng trong xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương.

Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là qui luật không thể đảo ngược, tuổi càng cao quá trình tái tạo xương càng giảm, hủy xương diễn ra nhanh. Ở phụ nữ mãn kinh, sự suy giảm nội tiết tố estrogen, giảm hormon tuyến cận giáp, ngoài ra còn có giảm hoạt động enzyme cần thiết cho quá trình hấp thụ calci vào xương dẫn đến chất khoáng trong xương bị mất dần. Một số bệnh mạn tính như đái đường, suy thận mạn tính, gan mạn tính, viêm khớp dạng thấp, ung thư, cường giáp cũng gây loãng xương hay dùng thuốc Corticoide, lợi tiểu, chống động kinh,… . Mức độ loãng xương ở độ tuổi từ  50-70 tuổi, phụ nữ chiếm 20% và 4% ở nam giới. Còn phụ nữ trên 70 tuổi là 58,8,% và nam giới là 19,6%.

Loãng xương là căn bệnh âm thầm trong nhiều trường hợp không triệu chứng, thường đau khớp gối, háng, xương đùi, thắt lưng thường cứng cơ, chuột rút, ớn lạnh và hay ra mồ hôi, gù lưng giảm chiều cao.

Một số biến chứng hay gặp đau kéo dài do chèn ép thần kinh, gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực, gãy xương cổ tay, gãy xương đùi, giảm khả năng vận động ảnh hưởng đến cuộc sống.

Có nhiều phương pháp để chấn đoán loãng xương như phương pháp đo loãng xương theo phương pháp hấp phụ năng lượng tia X Kép ( Dual Energy Xray Absorptiometry) DXA để chẩn đoán xác định, phát hiện dự báo nguy cơ loãng xương. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương hiện nay phải dựa trên kỹ thuật này. Kết quả đo bằng phương pháp DXA tại cột sống thắt lưng và cơ xương đùi:

Chẩn đoán Tiêu chuẩn
Bình thường – Normal Chỉ số T-score cao hơn -1(T > -1)
Thiếu xương – Osteopenia Chỉ số T-score thấp hơn -1 nhưng cao hơn -2,5 (-2,5 < T < -1,1)
Loãng xương – Osteoporosis Chỉ số T-score thấp hơn hay bằng -2,5 (T <= -2,5)
Loãng xương nghiêm trọng -Severe osteoporosis Loãng xương + tiền sử gãy xương gần đây

Một số xét nghiệm đề chẩn đoán như:

  •  Xét nghiệm máu BSAP (Bone Specific Alkaline Phophatase) để đánh giá quá trình tạo xương.
  •  S-CTX (Serum Beta. Cross Laps) để đánh giá quá trình hủy xương
  •  Xét nghiệm nước tiểu: DPD (Deoxy Lysyl Pyridinoline) để đánh giá quá trình hủy xương.
  •  Sinh thiết xương: để đánh giá những tổn thương vi cấu trúc của xương

Một số dự báo nguy cơ gãy xương dựa trên BMD: ( Đo khối lượng Bone mineral density). Có 12 yếu tố nguy cơ: tuổi,  giới, cân nặng, chiều cao, tiền sử gãy xương của bản thân, tiền sử gãy xương đùi của cha mẹ, hút thuốc lá, dùng Corticoide, uống rượu, viêm khớp dạng thấp, loãng xương thứ phát.

Mục tiêu điều trị loãng xương: là giảm nguy cơ gãy xương và tái gãy xương đây là mục tiêu hàng đầu để nâng cao chất lượng sống. Ngăn chặn tình trạng mất chất khoáng trong xương, cải thiện khối lượng xương. Khối lượng xương thấp là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến gãy xương, như vậy điều trị làm sao giảm tình trạng mất chất khoáng trong xương, làm tăng khối lượng xương.

Các biện pháp không dùng thuốc là duy trì lối sống năng động như đi bộ, chạy bộ, thể thao, bơi lội. Các bài tập kháng lực để tăng sức dẻo dai cơ bắp, tuy nhiên phải tập phù hợp với lứa tuổi, bổ sung đầy đủ Calcium và vitamin D theo nhu cầu từng lứa tuổi. Về thuốc các thuốc chống hủy xương như nhóm Biphosphonates có các thuốc: Alendronate, Resedronate, Ibandronate và Zoledronic acid là thuốc mới nhất, một năm chuyền 1 lần 5ml. Ngoài ra ta phải bổ sung Calci, vitamin D.

Đề phòng loãng xương người lớn tuổi ta cần chú ý sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ chất thực phẩm giàu claci như sữa, tôm, cua, rau xanh, hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá, cẩn trọng trong sinh hoạt, lao động tránh té ngã, điều trị các bệnh lí có nguy cơ loãng xương.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, các đối tượng có nguy cơ và một số bệnh mạn tính nên cần tầm soát đo loãng xương.
  • Loãng xương ở người lớn tuổi là một tình trạng phổ biến và tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe nói chung. Để đề phòng cần duy trì lối sống, dinh dưỡng và rèn luyện khoa học.

Hiện nay bệnh viện chúng tôi có máy đo hấp thụ năng lượng tia X Kép (DXA) hiện đại phát hiện sớm loãng xương và có các chuyên gia cơ xương khớp và dinh dưỡng, sẽ tư vấn và điều trị một cách hiệu quả tốt.

Nguồn bài viết: BS CKII. Trần Văn Trung – Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Bình Định

 

 

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.