TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM

Share :
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài từ 3 lần trở lên trong ngày và phân nhiều nước. Đây là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em sau nhiễm trùng đường hô hấp. Mặc dù tiêu chảy cấp hiếm khi nghiêm trọng nên hầu như chỉ cần chăm sóc cho bé tại nhà, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất nước, mất cân bằng các chất điện giải nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ. Do đó, việc chăm sóc đúng cách và phòng ngừa cho trẻ bị tiêu chảy tại nhà rất quan trọng. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy Nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy nhiễm trùng đường ruột mà tác nhân hàng đầu là Virus, ngoài ra có thể do vi khuẩn, kí sinh trùng gây nên. Một số nguyên nhân khác có thể như dị ứng thức ăn, bất dung nạp lactose, fructose hay các vấn đề về đường ruột như viêm ruột, tiêu chảy do thuốc, nhiễm trùng ngoài đường ruột. Biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy Biểu hiện thường thấy đầu tiên ở những trẻ bị tiêu chảy là những cơn đau bụng quặn thắt, sau đó là đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong nhiều ngày. Ngoài ra, trẻ còn gặp phải một số triệu chứng khác như:
• Sốt
• Mất cảm giác ngon miệng
• Buồn nôn
• Nôn nhiều lần
• Sụt cân
• Mất nước Trong đó mất nước là vấn đề quan trong cần quan tâm ở trẻ bị tiêu chảy. Bù nước, điện giải bằng đường uống Đối với trẻ bị tiêu chảy vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải bồi phụ lại lượng nước đã mất do trẻ đi ỉa nhiều lần mà phương pháp bù bằng đường miệng là phương pháp tốt nhất. Đối với trẻ còn đang bú mẹ: Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn so với thường ngày, chia thành nhiều cữ bú nhỏ, đảm bảo trẻ uống đủ sữa, không bị mất nước. Đối với trẻ lớn hơn: Trẻ nên uống nhiều nước hơn tùy theo khả năng của trẻ, uống chậm, uống theo từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ bị ói hoặc có cảm giác nhợn ói, mẹ nên cho trẻ ngừng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại từ từ. Dung dịch muối đường (Oresol) là loại dung dịch được dùng phổ biến nhất. Trẻ dưới 2 tuổi uống 50-100ml sau mỗi lần đi cầu, trẻ trên 2 tuổi uống 100-200ml sau mỗi lần đi cầu. Các dung dịch khác có thể dùng như nước sách, cháo, súp, nước dừa. Các dung dịch nên tránh như nước ngọt, các chất kích thích gây lợi tiểu.
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy
Vẫn cho trẻ ăn bình thường, không nên bắt trẻ nhịn ăn dẫn đến hạ đường huyết, cơ thể suy nhược và thiếu ăn dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu trẻ còn đang bú vẫn cho trẻ bú bình thường và cho ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường. Bổ sung Kẽm cho trẻ Điều trị bằng kẽm có thể làm giảm đáng kể thời gian và mức độ nghiêm trọng của đợt tiêu chảy ở trẻ. Nó cũng được chứng minh là làm giảm lượng phân và giảm nhu cầu nhập viện ở trẻ bị tiêu chảy. Liều lượng kẽm được khuyến cáo cho trẻ bị tiêu chảy cấp như sau: • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 10mg/ngày, bổ sung liên tục trong 10-14 ngày. • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: 20mg/ngày, bổ sung liên tục trong 10-14 ngày. Đưa trẻ đến bác sĩ khi: • Đi tiêu rất nhiều lần phân lỏng • Nôn tất cả mọi thứ sau ăn • Trở nên khát nước nhiều hơn • Ăn uống kém, bỏ bú • Sốt cao hơn • Có máu trong phân • Trẻ không tốt hơn sau 2 ngày điều trị
1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.