Dinh dưỡng ở người thừa cân béo phì

Share :

1/ Định nghĩa

  • Là tình trạng tích lũy mỡ bất thường và quá mức tại các tổ chức mỡ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Nguyên nhân do dinh dưỡng chiếm tới 60-80%; còn lại là do các bệnh lý di truyền và nội tiết.
  • Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong các phương pháp điều trị béo phì hiện tại.

2/ Tác hại và nguy cơ của thừa cân và béo phì

  • Dễ mắc các bệnh về tim mạch: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh mạch vành; các bệnh lý chuyển hóa: đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa; các rối loạn dạ dày, ruột, sỏi mật.
  • Ở phụ nữ mãn kinh, tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư cổ tử cung; còn nam giới tăng nguy cơ ung thư thận và tiền liệt tuyến.
  • Béo phì tuổi trẻ có thể kéo dài tới béo phì khi trưởng thành và mức độ béo sẽ nghiêm trọng hơn.

3/ Phương pháp đánh giá thừa cân béo phì

  • Dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI (Body mass index):
  • BMI=(Cân nặng kg)/(Chiều cao m)^2
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Thừa cân khi BMI ≥25 kg/m^2; Béo phì khi BMI ≥30 kg/m^2
  • Ngoài ra, còn đánh giá dựa vào các chỉ số khác như: số đo vòng eo, tỷ số vòng eo/vòng hông.

3/ Nguyên tắc dinh dưỡng

  • Thay đổi theo từng cá thể.
  • Tạo sự thiếu hụt 500-1000 kcal/ngày để làm giảm 0,5-1 kg/ tuần và 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng.
  • Cần đảm bảo đủ: bột đường, đạm, đường, béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ.

3/ NÊN

  • Sử dụng ngũ cốc còn nguyên vỏ cám, nguyên hạt có nhiều chất xơ tan, bánh mỳ đen, khoai củ, gạo lứt….
  • Thịt nạc, gia cầm bỏ da, cá, trứng, hải sản, các loại đậu.
  • Rau >400 g/ngày, nên chế biến ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, rau trộn xa lát; trái cây 200-300 g/ngày.
  • Xem nhãn thực phẩm: tập thói quen mua thức ăn năng lượng thấp.
  • Ăn một chén canh rau trước khi ăn cơm chính.
  • Ăn nhiều vào buổi sáng, ăn chậm nhai kỹ (mỗi bữa ăn kéo dài ít nhất 20 phút, nhai kỹ trước khi nuốt, thỉnh thoảng đặt đũa xuống nghỉ và tham gia chuyện trò với các thành viên khác trong gia đình).
  • Uống đủ nước.

4/ HẠN CHẾ

  • Hạn chế thực phẩm giàu béo: thịt mỡ, nước nấu từ thịt, bơ, giò heo…và các thực phẩm nhiều cholesterol: óc, tim, gan, cật, lòng heo, tiết canh, tôm, lươn…
  • Tránh các thức ăn có đưa thêm chất béo: bánh mỳ bơ, bơ trộn rau, các món chiên, xào.
  • Hạn chế thực phẩm giàu năng lượng như: Đường mật, mứt kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt.
  • Hạn chế ăn sau 20giờ mỗi ngày.
  • Hạn chế muối <5 g/ ngày (1g muối tương đương: 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm, nước tương; 1 muỗng cà phê mắm, tương đen, chao, mù tạt; 4 muỗng cà phê tương cà, tương ớt).
  • Hạn chế rượu bia.

4/ Hoạt động thể lực

  • Tập cá nhân, nhóm, tập thể phù hợp với sở thích, điều kiện có sẵn.
  • Tăng dần thời gian, cường độ, tần suất tập luyện.
  • Các hoạt động làm tiêu hao 150 kcal/ngày hoặc 1000 kcal/tuần
  • Hoạt động bình thường: Lau rửa xe 45-60 phút/ Lau rửa sàn nhà và cửa sổ 45-60 phút/ Làm vườn 30-45 phút/ Đẩy xe lăn 30-40 phút/ Đi cầu thang bộ 15 phút/ Cào lá 30 phút/ Tự ngồi xe lăn 30-40 phút/ Đi bộ 3,2 km trong 30 phút.
  • Hoạt động thể thao: Đánh bóng chuyền 45-60 phút/ Đi bộ 2,8 km trong 35 phút/ Ném bóng 30 phút/ Đi xe đạp 8 km trong 30 phút/ Khiêu vũ 30 phút/ Bơi trong 20 phút/ Nhảy dây 15 phút/ Thi đấu bóng rổ trong 15-20 phút/ Chạy bộ 2.4 km trong 15 phút/ Thể dục nhịp điệu 30 phút.

5/ Thuốc và phẫu thuật giảm cân

  • Áp dụng cho các bệnh nhân không đáp ứng với chế độ ăn.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Phẫu thuật giảm cân cần cá thể hóa.

 

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định – Phần mở rộng

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.