Đặt máy tạo nhịp

Share :

Máy tạo nhịp tim được giới thiệu đầu tiên năm 1958, đã đem lại hiệu quả to lớn cho điều trị một số rối loạn nhịp tim. Việc áp dụng máy tạo nhịp tim vĩnh viền ngày càng được áp dụng rộng rãi đồng thời với sự tiến bộ không ngừng của kỹ thuật. Tạo nhịp tim là sử dụng một nguồn điện thích hợp qua dây thông điện cực kích thích tim làm cho tim đập trong giới hạn bình thường và cũng có thể kích thích tim với một tần số thích hợp làm ngừng các cơn tim nhanh. Trong những năm gần đây với sự tiến bộ của kỹ thuật máy tạo nhịp tim cấy kèm theo bộ phận chống rung tự động để điều trị một số cơn tim nhanh và chống rung nhĩ hoặc rung thất.

 

Đặt máy tạo nhịp là kỹ thuật xâm lấn có gây chảy máu. Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm tiền thủ thuật, sau đó được đưa đến phòng can thiệp mạch. Đặt máy tạo nhịp là thủ thuật được thực hiện sau gây tê tại chỗ nên bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong quá trình đặt máy. Quá trình thực hiện thủ thuật thường được tiến hành trong vòng 1 giờ và phần lớn bệnh nhân có thể về nhà sau khi đủ liệu trình kháng sinh.

Các chỉ định của đặt máy tạo nhịp bao gồm:

  • Các rối loạn nhịp chậm có triệu chứng: ngất, xỉu, chóng mặt…
  • Hội chứng suy nút xoang.
  • Khoảng ngừng xoang kéo dài
  • Điều trị các rối loạn nhịp tim nhanh, tạo nhịp vượt tần số để cắt vòng vào lại.
  • Tạo nhịp kèm phá rung tự động trong các trường hợp sau: ngừng tim do nhịp nhanh thất/ rung thất, tim nhanh thất bền bỉ kéo dài; tim nhanh thất hoặc rung thất có ảnh hưởng rõ rệt đến huyết động mà các thuốc điều trị không có hiệu quả, không dung nạp hoặc không thích hợp; có cơn tim nhanh thất ngắn kèm theo bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim từ trước, suy thất trái, và khi thăm dò điện sinh lý học tim phát hiện tim nhanh thất kéo dài hoặc rung thất.

Những bệnh nhân sau thuộc chống chỉ định của đặt máy tạo nhịp: đang bị bệnh nhiễm trùng tiến triển, rối loạn đông cầm máu nặng, bệnh nội khoa nặng (Suy thận nặng, suy gan, suy tim tiến triển…), dị ứng thuốc cản quang hoặc với thuốc chống đông Heparin.

Bệnh nhân có chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn và máy phá rung phải được nằm điều trị và theo dõi tại khoa tim mạch hoặc khoa tim mạch can thiệp trước và sau khi đặt máy.

Đặt máy tạo nhịp là kỹ thuật xâm lấn có gây chảy máu nên vẫn có thể gặp một số tai biến: chảy máu, nhiễm trùng, t uột dây điện cực, điện cực không dẫn…

Chiếc máy tạo nhịp cần khoảng tám tuần lễ để đi vào hoạt động ổn định. Trong thời gian đó, tránh những vận động mạnh, đột ngột, những động tác vung tay mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến vị trí đặt máy và hoạt động của máy.

Tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ và uống thuốc đều theo đơn là rất quan trọng. Thuốc có tác dụng phối hợp cùng máy tạo nhịp và giúp tim bạn hoạt động ổn định. Bạn cần lưu lại đầy đủ các hồ sơ, đơn thuốc liên quan đến các thời điểm ra viện và tái khám để tiện cho việc theo dõi.

 

Nguồn: Bệnh Viện Bình Định.

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.