1/ Mục tiêu hỗ trợ dinh dưỡng
Suy mòn ở bệnh nhân ung thư có khả năng hồi phục hoàn toàn bằng cách tăng cường dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa biến chứng và tử vong.
2/ Nguyên tắc dinh dưỡng
+ Năng lượng 30 kcal/kg để duy trì và 35-45 kcal/kg để cải thiện cân nặng.
+ Protein cao 1.5-2.0 g/kg để cải thiện cân nặng, bảo vệ mất cơ bắp, hạn chế suy nhược và các tác dụng phụ từ điều trị.
+ Ăn đường miệng nên chia nhiều cử nhỏ và bổ sung tích cực sản phẩm dinh dưỡng, có thể cho ăn qua sonde mũi dạ dày, sonde dạ dày, sonde hỗng tràng hoặc qua đường tĩnh mạch.
+ Bổ sung vi chất dinh dưỡng hợp lý.
2/ Một số lời khuyên nhằm khắc phục các tác dụng phụ do ung thư và do điều trị
2.1/ Chán ăn: do thay đổi về xúc giác và vị giác, cảm giác sợ thức ăn, đặc biệt ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, là hậu quả của hóa trị và xạ trị.
- Lời khuyên:
+ Chia nhiều bữa nhỏ
+ Tránh ăn nhiều chất lỏng trong bữa ăn hoặc ăn từng ngụm nhỏ
+ Trình bày đẹp mắt để tăng sự thích thú trong bữa ăn
+ Tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ trước bữa ăn để cảm thấy đói hơn.
+ Ăn các món tráng miệng giàu năng lượng và giàu protein như các loại bánh, phô mai.
+ Ăn bất cứ loại thực phẩm nào mà bản thân muốn vào bất cứ bữa ăn nào trong ngày.
2.2/ Khô miệng: xạ trị khu vực đầu cổ, hóa trị và một số loại thuốc.
- Lời khuyên:
+ Uống 8-10 ly nước mỗi ngày
+ Chế biến thực phẩm nhỏ, mềm hoặc lỏng như súp, thịt nấu nhừ
+ Làm mềm thức ăn bằng nước dùng, nước sốt, nước thịt, sữa, kem
+ Ngậm hoặc nhai kẹo cao su, có thể sử dụng dứa tươi nếu không bị đau miệng để kích thích tiết nước bọt.
+ Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sử dụng bàn chải đánh răng mềm
+ Tránh các loại thức uống có gas, cồn, cà phê, trà, socola. Không hút thuốc.
2.3/ Đau miệng họng: sau hóa trị, xạ trị vùng đầu cổ.
- Lời khuyên:
+ Tránh thức ăn chua cay, mặn, thực phẩm ngâm dấm, súp đóng hộp, bánh mỳ khô, khoai tây chiên, bánh quy, các loại hạt.
+ Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ uống có cồn.
+ Nghiền xay nhỏ thực phẩm để dễ ăn. Nên sử dụng thức ăn ấm, mùi vị nhẹ nhàng
2.4/ Các vấn đề về nuốt: ảnh hưởng do ung thư và quá trình điều trị
- Lời khuyên:
+ Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
+ Nghiền, xay nhỏ thực phẩm mềm, nấu súp để bệnh nhân dễ ăn, bổ sung sản phẩm dinh dưỡng dạng lỏng.
+ Uống 6-8 ly nước mỗi ngày
+ Sử dụng gelatin để làm đặc và mềm cho bệnh nhân dễ nuốt.
2.5/ Thay đổi cảm nhận mùi vị thực phẩm: sau hóa trị, xạ trị hoặc do nhiễm trùng, thay đổi tâm lý.
- Lời khuyên:
+ Đựng thực phẩm bằng chén, ly làm bằng sứ, thủy tinh (không dùng đồ nhựa).
+ Tăng cường protein từ: thịt đỏ, thịt gà, trứng, đậu
+ Sử dụng trái cây tươi, chế biến ngâm đường, làm mứt thay vì các sản phẩm đóng hộp.
+ Thử một số gia vị, mùi vị mới như hành tây, húng, các loại sốt để tăng và thay đổi hương vị món ăn.
+ Làm tăng hương vị món ăn bằng vị ngọt, vị chua, hay mùi thơm tự nhiên như dùng chanh
+ Súc miệng bằng nước muối hay soda trước khi ăn để giúp ngọn miệng hơn
+ Tránh ăn trong phòng ăn quá ngột ngạt hay quá nóng
2.6/ Buồn nôn-nôn: do hóa trị hoặc xạ trị đường tiêu hóa, gan và não hoặc do thuốc.
- Lời khuyên:
+ Ăn 6-8 bữa/ ngày. Ăn nhạt, mềm. Uống nước thường xuyên
+ Không ăn thực phẩm có mùi vị tanh, nóng, cay, quá ngọt hay quá nhiều dầu mỡ.
+ Ngồi hoặc nằm đầu cao ít nhất 1 giờ sau ăn
+ Tránh ăn trong phòng ngột ngạt, nhiều mùi thức ăn
+ Ngậm kẹo, chanh, bạc hà nếu trong họng có mùi khó chịu
+ Nếu nôn, súc miệng sạch, đợi khoảng 30 phút sau ăn lại.
2.6/ Tiêu chảy: Ung thư đường tiêu hóa hoặc sau phẫu thuật cắt túi mật, thực quản-dạ dày, cắt ruột….Xạ trị vùng bụng hoặc vùng chậu.
- Lời khuyên:
+ Chia nhiều bữa ăn nhỏ/ ngày. Ăn thực phẩm lỏng như canh, súp
+ Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ hòa tan như chuối, đào, lê
+ Tránh ăn nhiều dầu mỡ, cay, ngọt, có gas
+ Uống bù nước sau mỗi lần đi tiêu lỏng
2.7/ Táo bón: do mất nước hoặc ung thư, chế độ ăn không đủ xơ.
- Lời khuyên:
+ Tạo thói quen đi vệ sinh vào 1 thời điểm nhất định trong ngày
+ Uống 8-10 ly nước/ngày, uống thêm nước trái cây nếu thích
+ Bổ sung thực phẩm chứa chất xơ hòa tan như chuối, táo, lê
+ Không nói chuyện trong bữa ăn tránh nuốt không khí
+ Tăng cường hoạt động thể lực nếu có thể
2.8/ Mệt mỏi: Suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, giảm động lực hay sự quan tâm, buồn bã, chán nản, thất vọng, khó chịu và giảm khả năng nhận thức.
- Lời khuyên:
+ Tập thể dục nhẹ nhàng
+ Uống đủ nước
+ Ngủ nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày
+ Bổ sung đủ năng lượng trong ngày
Bác sĩ Nguyễn Phan Thanh Triết
Phòng Khám Tư vấn dinh dưỡng, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Định – Phần Mở rộng
————————–
Mọi thông tin xin liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH – PHẦN MỞ RỘNG
Địa chỉ: 39A Phạm Ngọc Thạch, phường Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, Bình Định
Hotline: 1900969639 (24/24)
Fanpage: https://www.facebook.com/BinhDinhHospital
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định – Phần mở rộng.