ĐỘT QUỴ VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ

Share :

1. Khái niệm: 

Đột quỵ (còn được gọi là tai biến mạch máu não) được xem là yếu tố nguy cơ gây tử vong cao thứ hai tại Việt Nam và thuộc top 10 thế giới (theo thống kê hàng năm của WHO). Đột quỵ là mối nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng con người.

Đột quỵ là tình trạng mạch máu não bị tắc bị vỡ đột ngột (không do chấn thương) gây tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng vùng tế bào não do mạch máu đó chi phối gây nên tình trạng mất vận động, cảm giác ở vùng chi phối này. Có thể có hoặc không có tình trạng rối loạn ý thức.

2. Triệu chứng: 

2.1.Triệu chứng lâm sàng:

  • Liệt từ từ nửa người hoặc xuất hiện liệt đột ngột, có thể có méo miệng hoặc không.
  • Đau đầu hoặc chóng mặt hoa mắt
  • Mất cảm giác nửa người bên liệt hoặc không. Một số bệnh nhân không biết mình có nửa người bên liệt
  • Rối loạn ý thức, có thể lú lẫn hoặc hôn mê
  • Tăng huyết áp

2.2. Triệu chứng cân lâm sàng

CT hoặc MRI có ổ nhồi máu hoặc xuất huyết là triệu chứng xác định

3. Mục tiêu của phục hồi chức năng ( PHCN) cho bệnh nhân đột quỵ:

– Phòng ngừa các biến chứng do nằm lâu của bệnh nhân đột quỵ

  • Các nhiễm trùng thứ cấp: viêm phổi, viêm đường tiết niệu
  • Loét do đè ép
  • Co rút cơ khớp: gây teo cơ cứng khớp, hạn chế tầm vận động
  • Hình thành cục máu đông do ứ trệ tuần hoàn

– Học lại các kỹ năng: PHCN giúp người bệnh học lại các kỹ năng đã mất do phần não bị tổn thương chi phối

– PHCN giúp người bệnh thích nghi với các chức năng còn lại để tái hòa nhập cuộc sống tại gia đình và cộng đồng

4. Chương trình phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ: 

  • Nên bắt đầu tập PHCN cho bệnh nhân đột quỵ khi nào và tập trong bao lâu?
  • Đây là câu hỏi luôn được đặt ra bởi người nhà và người bệnh. Đây cũng là vấn đề người làm công tác PHCN cần giải thích để người nhà và người bệnh yên tâm hợp tác thì việc PHCN mới mang lại hiệu quả cao.
  • Chương trình PHCN cho bệnh nhân đột quỵ có 2 giai đoạn

4.1. Giai đoạn PHCN tại bệnh viện

  • Việc PHCN nên được tiến hành càng sớm càng tốt tại bệnh viện khi tình trạng đe dọa tính mạng đã được kiểm soát.
  • Việc can thiệp kịp thời và đúng phương pháp sẽ giúp người bệnh cải thiện được chức năng, sớm quay lại được cuộc sống bình thường, tái hòa nhập cộng đồng.
  • Các kỹ thuật áp dụng cho bệnh nhân đột quỵ:
  • Tư thế: luôn chú ý đến việc đặt bệnh nhân ở tư thế đúng để đề phòng co rút cơ khớp. Thường xuyên xoay trở tránh loét.
  • Tập theo tầm vận động: vận động thụ động, vận động có trợ giúp, vận động chủ động tùy giai đoạn giúp bệnh nhân sớm lấy lại tầm vận động, phòng co rút khớp và các biến chứng loét, nhiễm trùng thứ cấp.
  • Xoa bóp trị liệu: phòng teo cơ, giúp người bệnh phục hồi cảm giác, tạo điều kiện cho việc PHCN vận động tốt hơn.
  • Điện trị liệu (điện xung): áp dụng ở giai đoạn liệt mềm giúp duy trì dẫn truyền thần kinh cơ.
  • Dụng cụ trợ giúp: tập với các dụng cụ như gậy, khung tập đi, thanh song song, xe đạp tập,… giúp bệnh nhân PHCN di chuyển càng ngày càng tốt hơn và sử dụng dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Hiện nay với khoa học tiến bộ, một số phương pháp PHCN mới như găng tay robot, kỹ thuật kích thích xuyên sọ bằng dòng điện một chiều đều, tập qua thực tế ảo…
  • Hoạt động trị liệu: luôn chú ý tập kỹ năng bàn tay càng sớm càng tốt để giúp bệnh nhân thực hiện chức năng sinh hoạt cá nhân hường ngày như: vệ sinh thân thể, ăn uống… giảm phụ thuộc vào người nhà.

4.2. Chương trình PHCN tại nhà cho người đột quỵ

  • Sau khi xuất viện, bệnh nhân đột quỵ vẫn duy trì chương trình tập tại nhà
  • Người bệnh tập thích nghi với môi trường sống tại nhà và cộng đồng một cách tốt nhất với các chức năng hiện tại của mình. Gia đình cũng có thể cải tạo một số chi tiết trong nhà như nhà vệ sinh, cầu thang hoặc các bậc cấp lên xuống sân nhà cho phù hợp với tình trạng hiện tại của bệnh nhân
  • Tham gia một số hoạt động trong gia đình như nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ…hoặc lao động nhẹ, đơn giản như chăn nuôi, làm vườn… Từng bước tham gia lại công việc trước khi đột quỵ hoặc đổi nghề phù hợp với tình trạng khuyết tật hiện tại giúp người bệnh có thu nhập độc lập trong cuộc sống của mình.

Tại  Phục hồi chức năng Bệnh viện Bình Định, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ bệnh nhân và cung cấp các dịch vụ giáo dục sức khỏe. Bằng các phương pháp điều trị phục hồi chức năng toàn diện và sự tận tâm chăm sóc của đội ngũ nhân viên tại Bệnh viện Bình Định, bệnh nhân sẽ được giảm đau, cải thiện khả năng vận động, ngăn ngừa các thương tật thứ cấp, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống. ​

Qúy khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 969639 để được hỗ trợ thông tin chi tiết.

Nguồn: Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bình Định

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.