HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC QUAI BỊ Ở TRẺ EM

Share :

 1. Quai bị ở trẻ em

  • Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (thuộc nhóm Paramyxovirus) gây ra. Bệnh đặc trưng bởi sưng đau tuyến nước bọt, ngoài ra còn có thể viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tuỵ và một số cơ quan khác.
  • Trẻ mắc quai bị có thời gian ủ bệnh là 17-28 ngày. Đa số sẽ thấy khó chịu 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Trẻ có biểu hiện bị sốt cao (39 – 40 độ C) trong 3 – 4 ngày, chảy nước bọt và má sưng to (có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc) gây đau khi nuốt nước bọt. Sau đó, trẻ bị khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.
  • Bệnh quai bị chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh; xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
  • Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở một tuần trước đó khi tuyến mang tai chưa sưng và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai, thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.
  • Quai bị thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 15 tuổi

   2. Biến chứng của bệnh quai bị

  • Quai bị là bệnh lành tính, có thể tự khỏi và những người đã mắc quai bị thì sẽ có đáp ứng miễn dịch vĩnh viễn, nghĩa là không mắc lại quai bị trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, quai bị cũng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, trong đó có thể kể đến nguy cơ vô sinh do viêm tuyến sinh dục.
  • Biến chứng quai bị ở bé nam trong độ tuổi dậy thì có nguy cơ bị teo tinh hoàn (khoảng 5% trường hợp) dẫn đến vô sinh sau này nếu như không được điều trị đúng và kịp thời. Biến chứng quai bị ở bé gái là khoảng 7% viêm buồng trứng và hiếm khi vô sinh.
  • Ngoài ra, cũng có thể gặp một số biến chứng khác như: tổn thương thần kinh, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác, viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu…

Chăm sóc trẻ bị quai bị

  • Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu đúng là quai bị thể nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà như:
  • Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh). Có thể cho dùng paracetamolđể hạ sốt và giảm đau;
  • Cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng;
  • Cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó);
  • Cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau; không được cho trẻ nô đùa chạy nhảyvì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.
  • Lưu ý bố mẹ không nên sử dụng lá cây, vôi để bôi, đắp lên vùng bị sưng vì có thể gây bỏng, tăng nguy cơ bị bội nhiễm.
  • Nếu quan sát thấy trẻ có các biểu hiện biến chứng hoặc thấy bệnh nặng lên, cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.

   4.Phòng ngừa quai bị ở trẻ em

  • Hiện nay không có thuốc đặc trị quai bị. Do đó, tiêm phòng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh chủ động an toàn và hiệu quả nhất. Vắc-xin quai bịlà vắc-xin virus sống giảm độc lực, an toàn, không gây sốt, tạo kháng thể cao, bảo vệ 75 – 95% trường hợp tiếp xúc, miễn dịch ít nhất 17 năm. Vắc-xin quai bị hiện nay là loại kết hợp cùng lúc phòng 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella. Vắc-xin được khuyến cáo tiêm cho trẻ trên 1 tuổi; thường tiêm 2 liều, liều đầu lúc trẻ 12 – 15 tháng và lặp lại liều 2 lúc trẻ 4 – 6 tuổi.
  • Vắc-xin phòng ngừa quai bị được khuyến cáo tiêm cho trẻ 2 lần
1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.