TÁO BÓN Ở TRẺ EM

Share :

Định nghĩa: Táo bón là tình trạng trẻ đi tiêu không thường xuyên ( ít hơn 3 lần/tuần), hoặc đi tiêu khó khăn, đau đớn, khó chịu, gây căng thẳng cho chính bản thân trẻ và gia đình. Nếu kéo dài vài tuần sẽ dẫn đến táo bón mạn tính.
Tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón theo tiêu chuẩn ROM III, có ít nhất 2 trong các tiêu chí sau trong vòng 1 tháng
• ≤ 2 lần đi tiêu mỗi tuần
• Ít nhất 1 lần són phân mỗi tuần ở trẻ đã được huấn luyện đi cầu
• Tiền sử tư thế nín nhịn hoặc ứ phân rất nhiều một cách tự ý
• Tiền sử đi tiêu đau hoặc khó khan
• Hiện diện khối phân lớn trong trực tràng
• Tiền sử tiêu phân to muốn nghẹt toilet

 

 

Nguyên nhân táo bón:
Có 2 nhóm nguyên nhân : 5% là nguyên nhân thực thể, 95 % là nguyên nhân chức năng
Nguyên nhân thực thể: phổ biến nhất là
• Hirchsprung ( bệnh phình trực tràng bẩm sinh)
• Suy giáp
• Bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, tuỷ sống: bại não,chậm phát triển tâm thần, bất thường tuỷ sống
Nguyên nhân chức năng:
• Hành vi nín nhịn đi tiêu của trẻ
• Chế độ ăn thiếu xơ,không uống đủ nước, uống quá nhiều sữa công thức
• Giai đoạn chuyển đổi thức ăn từ ăn lỏng sang ăn đặc
• Giai đoạn bắt đầu đi học
Triệu chứng của táo bón: có thể từ nhẹ đến nặng
• Són phân, tiêu < 3 lần/ tuần, phân lớn
• Rặn khi đi cầu, đau khi đi cầu
• Tư thế nín giữ phân
• Đau bụng, chướng bụng
• Biếng ăn, ăn không ngon miệng
• Nôn
• Són tiểu/ nhiễm trùng tiểu
• Có vấn đề về tâm lý
Xét nghiệm:
Đa phần táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng, cận lâm sang xét nghiệm hầu như không cần thiết nếu đã hỏi kỹ bệnh sử và khám lâm sàng.Một số trường hợp sử dụng cận lâm sàng
Xquang bụng không sửa soạn tìm triệu chứng ứ phân nếu việc thăm hậu môn và khám bụng không thực hiện được
Nghi ngờ táo bón do nguyên nhân thực thể
Điều trị:
Điều trị táo bón ở trẻ rất khó , dễ tái phát, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài dẫn đến sự không tuân thủ điều trị, do đó sự hợp tác giữa cha mẹ, người chăm sóc và nhân viên y tế là rất quan trọng trong sự thành công của điều trị
Chế độ điều trị bao gồm : chế độ dinh dưỡng- sinh hoạt, huấn luyện đi tiêu mỗi ngày, dùng thuốc và đôi khi cần can thiệp tâm lý
• Chế độ dinh dưỡng: nên cho trẻ ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như rau quả, bánh mì nguyên cám, đậu hầm, ngũ cốc, uống đủ nước

• Huấn luyện đi tiêu: nên khuyến khích trẻ đi tiêu mỗi ngày, vào khoảng thời gian nhất định, chú ý cho chân trẻ chạm lên một mặt phẳng khi ngồi tiêu và không hối thúc trẻ.Ở trẻ nhỏ có thể kết hợp xoa bụng
• Thuốc: tuỳ tình trạng ứ phân hay không, nếu có ứ phân, bác sĩ sẽ tiến hành tháo xổ phân ngay bằng thuốc bơm hậu môn hoặc thuốc uống, sau đó sẽ điều trị duy trì bằng thuốc nhuận tràng làm mềm phân cho trẻ ( lactulose, sorbitol, PGE3350….)
Sau khi trẻ đi cầu thường xuyên > 3 lần/tuần,thời gian điều trị duy trì có thể kéo dài ít nhất 6 tháng hoặc dài hơn, sau đó giảm liều chậm, không được ngừng thuốc đột ngột
Tóm lại, táo bón là rối loạn thường gặp ở trẻ, đa phần là táo bón chức năng, thời gian điều trị kéo dài, tỷ lệ điều trị thành công còn thấp do đó sự phối hợp giữa cha mẹ , người chăm sóc và nhân viên y tế là rất quan trọng trong thành công của điều trị.

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.