VIÊM PHỔI: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Share :
  1. Định nghĩa

Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi gây ra bởi vi sinh vật. Khi một người bị viêm phổi, phế nang chứa đầy vi sinh vật, chất lỏng và các tế bào viêm nhiễm làm phổi của họ không thể hoạt động bình thường. Chẩn đoán viêm phổi dựa trên các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính và X-quang phổi.

  1. Nguyên nhân

Vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất.

Virus có nhiều loại gây bệnh như virus hợp bào, cúm mùa, cảm cúm, virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19,…

Nấm cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi.  Khi người bệnh tiếp xúc hay hít thở phải bào tử của nấm sẽ rất dễ bị viêm phổi.

Hóa chất là nguyên nhân ít gặp nhưng mức độ nguy hiểm cao.

  1. Điều kiện thuận lợi

Thời tiết lạnh, nhiễm lạnh đột ngột

Sau khi bị cúm, sởi, viêm xoang

Cơ thể suy yếu: người già, suy dinh dưỡng, mắc bệnh mạn tính.

Ứ đọng do nằm lâu: hôn mê, tai biến mạch máu não

Biến dạng lồng ngực: gù, vẹo cột sống,…

Tắc nghẽn đường hô hấp

  1. Triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng:

Khởi phát sốt cao đột ngột 39 – 40 độ, hoặc sốt tăng dần kèm ho khan

Ban đầu ho khạc đờm, sau đó ho có đờm mủ xanh, vàng

Đau ngực khu trú một vùng nhất định hoặc tăng lên khi ho

Khó thở nhẹ hoặc vừa và xu hướng ngày càng tăng

Khám phổi:

  • Viêm phổi thùy: BN có hội chứng đông đặc.
  • Nghe phổi: Ran ẩm, ran nổ…

Triệu chứng cận lâm sàng:

  • X quang phổi: Có vai trò khẳng định sự tồn tại và vị trí tổn thương, đánh giá mức độ lan rộng, phát hiện biến chứng, đánh giá đáp ứng điều trị
  • Chụp CT: Tìm ra tổn thương dù là nhỏ hay khó thấy nhất (đám mờ ở phổi) mà phim chụp X-quang bỏ sót.
  • Công thức máu: số lượng BC tăng cao, tỷ lệ BC trung tính tăng cao
  • Soi cấy đờm hoặc cấy máu hoặc dịch màng phổi (nếu có) tìm vi khuẩn để lựa chọn kháng sinh tốt nhất điều trị bệnh.

  1. Tiến triển và biến chứng

Nếu điều trị sớm bệnh sẽ khỏi hoàn toàn

Nếu chẩn đoán muộn, điều trị không đúng hoặc cơ thể quá suy kiệt:

  • Tổn thương phổi ngày càng lan rộng dẫn tới suy hô hấp hoặc sốc nhiễm trùng gây tử vong
  • Áp xe phổi: tổn thương khu trú lại có hình thành xơ xung quanh tổn thương, khạc đờm có mùi hôi hoặc có dấu hiệu ộc mủ, trên X quang có hình ảnh mức nước – mức hơi.
  • Tràn dịch hoặc mủ màng phổi, viêm mủ màng ngoài tim
  1. Điều trị

Kháng sinh: dùng để điều trị viêm phổi do vi khuẩn.

Kháng virus

Điều trị triệu chứng (giảm đau hạ sốt, loãng đờm)

Thở oxy: Khó thở vừa và nặng, nếu BN suy hô hấp nặng thì thở máy

Dinh dưỡng: ăn nhẹ, đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi tại giường

Bệnh nhân viêm phổi nhập viện điều trị khi:

  • Dưới 2 tuổi hoặc trên 65 tuổi
  • Bệnh phối hợp (mạn tính): thận, gan, COPD, ĐTĐ
  • Số lượng BC: tăng nhiều hoặc giảm
  • Suy hô hấp: thở nhanh, nhịp tim >140 lần/ phút, PaO2 <60mmHg
  • Biến chứng: tràn mủ màng phổi, viêm mủ màng ngoài tim, áp xe phổi…
  • Nghi ngờ: viêm phổi do tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn kỵ khí
  • Không uống kháng sinh được (do nôn, dị ứng)
  1. Dự phòng

Viêm phổi có thể dự phòng bằng cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường sống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không hút thuốc lá, tiêm vaccin phòng cúm, tập thể dục, giữ ấm hay đeo khẩu trang khi ra đường để bảo vệ hệ hô hấp.

Nguồn: Bệnh viện Bình Định

 

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.