Share :

Cúm là bệnh gì?

Cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Hàng năm, ước tính có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc bệnh, trong đó có 3 đến 5 triệu trường hợp nghiêm trọng, với 290 000 đến 650 000 ca tử vong do bệnh hô hấp liên quan đến cúm trên toàn thế giới. 

Dịch cúm thường xảy ra khi nào?

Ở vùng khí hậu ôn đới, dịch cúm theo mùa xảy ra chủ yếu vào mùa đông, trong khi ở vùng nhiệt đới, cúm có thể xảy ra quanh năm, gây ra các đợt bùng phát bất thường hơn.

Có bao nhiêu chủng cúm hiện nay?

Có 4 loại vi-rút cúm theo mùa là loại A, B, C và D. Vi-rút cúm A và B lưu hành và gây ra các vụ dịch bệnh theo mùa.

  • Vi-rút cúm A được phân loại theo sự kết hợp của các protein trên bề mặt của vi-rút hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA). Có 02 loại đang gây bệnh ở người là vi-rút cúm A(H1N1) và A(H3N2).  Chỉ có vi-rút cúm A được biết là đã gây ra đại dịch.
  • Vi-rút cúm B  được chia thành các dòng. Vi-rút cúm loại B đang lưu hành hiện nay thuộc dòng B/Yamagata hoặc B/Victoria.
  • Virus cúm C được phát hiện ít thường xuyên hơn và thường gây nhiễm trùng nhẹ, do đó không có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.
  • Vi-rút cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và không được biết là lây nhiễm hoặc gây bệnh cho người.

Cách lây truyền bệnh?

Bệnh cúm lây qua đường hô hấp, qua các giọt bắn nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, khi đó những giọt nhỏ chứa vi-rút sẽ phát tán vào không khí (có thể lan rộng đến một mét), lây nhiễm cho những người ở gần hít phải những giọt này. Vi-rút cũng có thể lây lan qua bàn tay bị nhiễm vi-rút. 3-4 ngày đầu tiên của bệnh là thời gian lây bệnh nhiều nhất.

Các biểu hiện khi nhiễm cúm?

Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, xuất hiện đột ngột: sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh, ho (thường là ho khan), nhức đầu, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau cơ hoặc khớp, nhức đầu. Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy.

Ai có khả năng mắc bệnh?

Bất cứ ai cũng có thể bị cúm ngay cả những người khỏe mạnh.

  • Những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hoặc biến chứng cao hơn khi bị nhiễm bệnh là: phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 59 tháng tuổi, người già, người mắc bệnh mãn tính (chẳng hạn như bệnh tim mãn tính, phổi, thận, chuyển hóa, phát triển thần kinh, gan hoặc huyết học) và các cá nhân với các tình trạng ức chế miễn dịch (chẳng hạn như HIV/AIDS, được hóa trị hoặc steroid, hoặc bệnh ác tính).
  • Nhân viên y tế có nguy cơ cao bị nhiễm vi-rút cúm do tiếp xúc với bệnh nhân nhiều hơn và có nguy cơ lây lan nhiều hơn.

Chẩn đoán bệnh cúm?

Phần lớn các trường hợp cúm ở người được chẩn đoán lâm sàng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán có thể bị nhầm lẫn với các loại vi rút đường hô hấp khác như rhovirus, vi rút hợp bào hô hấp, parainfluenza và adenovirus vì có thể biểu hiện dưới dạng bệnh giống cúm.

Lấy mẫu từ dịch tiết họng, mũi và hầu họng hoặc dịch hút hoặc rửa khí quản và xét nghiệm bằng phương pháp phân lập vi-rút hoặc phát hiện RNA đặc hiệu của cúm bằng phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR) là chẩn đoán xác định. 

Xét nghiệm chẩn đoán cúm nhanh (RIDT) được sử dụng trong môi trường lâm sàng, nhưng có độ nhạy thấp hơn so với các phương pháp RT-PCR.

Bệnh gây ra biến chứng gì?

Bệnh cúm gây ra các biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang, làm nặng thêm các tình trạng bệnh mãn tính như suy tim sung huyết, hen suyễn, tiểu đường.

Biện pháp phòng bệnh là gì?

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng và thực hiện một số biện pháp bảo vệ cá nhân như: Rửa tay thường xuyên và lau khô tay đúng cách, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy và vứt bỏ đúng cách, tự cách ly sớm những người cảm thấy không khỏe, sốt và có các triệu chứng cúm khác, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

Vắc xin an toàn và hiệu quả đã có sẵn và đã được sử dụng trong hơn 60 năm. Cần tiêm vắc xin nhắc lại hàng năm vì khả năng miễn dịch từ việc tiêm vắc-xin suy yếu dần theo thời gian.

Đối với những người trưởng thành khỏe mạnh, vắc-xin cúm cung cấp sự bảo vệ, ngay cả khi vi-rút lưu hành không khớp hoàn toàn với vi-rút trong vắc-xin. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, việc tiêm phòng cúm có thể kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa bệnh tật nhưng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và tỷ lệ biến chứng và tử vong. 

Việc chủng ngừa đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm và cho những người sống cùng hoặc chăm sóc những người có nguy cơ cao.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị về thành phần của vắc-xin nhằm vào 3 loại vi-rút tiêu biểu nhất đang lưu hành (hai loại vi-rút cúm A và một loại vi-rút cúm B). Từ đầu từ mùa cúm ở bán cầu bắc 2013–2014, hợp phần thứ 4 được khuyến nghị. Vắc-xin cúm tứ giá bổ sung thêm vi-rút cúm B thứ 2 nhằm cung cấp khả năng bảo vệ rộng hơn chống lại nhiễm vi-rút cúm B. 

Những người không nên tiêm phòng cúm bao gồm:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Những người bị dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin cúm bao gồm gelatin, thuốc kháng sinh hoặc các thành phần khác. 
  • Những người đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với một liều vắc-xin cúm không nên tiêm lại vắc-xin cúm đó và có thể không được tiêm các loại vắc-xin cúm khác. 

Vắc-xin cúm và sử dụng thuốc kháng vi-rút cúm

Có thể chấp nhận sử dụng vắc-xin cúm bất hoạt cho những người đang dùng thuốc kháng vi-rút cúm để điều trị hoặc điều trị dự phòng bằng hóa chất.

Sử dụng đồng thời vắc xin cúm với các loại vắc xin khác

Vắc xin cúm bất hoạt và tái tổ hợp có thể được sử dụng đồng thời hoặc tuần tự với các vắc xin sống hoặc bất hoạt khác. Các vắc xin tiêm đồng thời nên được tiêm tại các vị trí khác nhau.

Hiện tại Bệnh viện Bình Định đang có sẵn 03 loại vắc xin ngừa cúm mùa với lịch tiêm như sau:

Lịch tiêm các loại vắc xin tứ giá: Influvac tetra, Vaxi grip tetr

a

  •  Trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm trước đó: Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm.
  • +Trẻ trên 9 tuổi đã tiêm ngừa và ngừa lớn: Tiêm 1 mũi duy nhất, tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm.

Lịch tiêm cúm tam giá Invacflu-S: Từ 18 tuổi đến 60 tuổi (trừ phụ nữ mang thai): 1 liều duy nhất, tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm.

Liên hệ tư vấn và tiêm chủng ngay hôm nay.
🏥 BỆNH VIỆN BÌNH ĐỊNH (Bệnh viện mới).
🔹39A Phạm Ngọc Thạch, P.Trần Phú, TP.Quy Nhơn, T.Bình Định
☎️Hotline: 1900 96 96 39 – 0256 627 68 68 (24/7)

 

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.