Phần lớn các nhân tuyến giáp tiến triển thầm lặng, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài, triệu chứng lâm sàng không rõ ràng nên người bệnh thường không phát hiện sớm cho tới khi nhân đủ to để nhìn thấy hoặc có biểu hiện lâm sàng rõ rệt như khàn tiếng, nuốt vướng, nuốt nghẹn…vv
- Tổng quan về nhân tuyến giáp
Tuyến giáp là cơ quan nội tiết quan trọng nằm ở phía trước cổ. Đây là vị trí thường xuyên xuất hiện các khối u, bướu tuyến giáp.
Nhân tuyến giáp được định nghĩa là sự tồn tại của một hoặc nhiều khối trong nhu mô tuyến giáp. Thống kê từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nhân tuyến giáp là một bệnh lý khá thường gặp, chiếm từ 4% – 7% dân số. Đa số các nhân là lành tính, chiếm khoảng 90 – 95%, các nhân ác tính từ 5-10%. Bệnh hay gặp ở nữ giới với tỷ lệ nữ/nam là 4/1, cao nhất ở độ tuổi 30 – 59 tuổi.
Điều trị được đặt ra đối với các trường hợp như: nhân to gây chèn ép cơ quan xung quanh ảnh hưởng đến chức năng nuốt, thở, nói, có nguy cơ ác tính hóa, có biểu hiện cường giáp mà không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc nhân to ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Điều trị nhân tuyến giáp
Với u tuyến giáp ác tính phải phẫu thuật, có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, có hoặc không kết hợp với xạ trị iod phóng xạ.
Với u lành tính hiện có nhiều phương pháp điều trị. Trước đây bệnh nhân được điều trị nội khoa theo dõi hoặc phẫu thuật. Phẫu thuật mổ mở có nguy cơ để lại sẹo xấu trên cổ bệnh nhân, ảnh hưởng đến tâm lý, đặc biệt đối tượng nữ giới.
Phẫu thuật nội soi đường ngực tuy sử dụng đường vào nhỏ ở nách, giấu được sẹo nhưng vẫn phải cắt bán phần tuyến giáp, dễ khiến bệnh nhân bị suy giáp và phải sử dụng thuốc trợ giáp một thời gian sau phẫu thuật. Đặc biệt, phẫu thuật có các nguy cơ cao về chảy máu, mất tiếng do cắt phải dây thần kinh quặt ngược, hạ canxi máu, …
Gần đây, phương pháp mới là đốt sóng cao tần (RFA) nhân tuyến giáp lành tính đã được triển khai và áp dụng ở một số nơi, với các ưu điểm của một thủ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu nhưng lại mang đến lợi ích nhiều mặt cũng như ghi nhận nhiều kết quả tốt trong điều trị.
- Các ưu điểm của RFA nhân tuyến giáp
- Bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp (vô cùng quan trọng).
- Không phải gây mê, thủ thuật chỉ cần gây tê tại chỗ khoang quanh tuyến giáp.
- Bệnh nhân giao tiếp với bác sỹ trong quá trình làm thủ thuật.
- Không để lại sẹo.
- Bảo tồn được phần tuyến giáp lành tính, không gây suy giáp(phải uống thuốc thay thế, nhiều ảnh hưởng tiếp theo).
- Tỷ lệ biến chứng rất ít, không đau và hiệu quả điều trị cao.
Đặc điểm Phẫu thuật Đốt sóng cao tần Phương pháp gây mê Gây mê Gây tê tại chỗ Rạch da Có Không Sẹo trên da sau điều trị Nguy cơ sẹo xấu Không để lại sẹo Thay đổi sau điều trị Nhân giải quyết triệt để Nhân giảm kích thước theo thời gian Lượng máu mất Đáng kể Không đáng kể Bệnh phẩm Lấy được mẫu để XN sau phẫu thuật Không lấy được Thời gian hồi tỉnh Sau gây mê Không gây mê, tỉnh táo hoàn toàn trong can thiệp Đau tại chỗ mở sọ Có Ít/ không Sử dụng thuốc trợ giáp sau điều trị Có khả năng phải sử dụng vì thường cắt bán phần Không, do bảo tồn tối đa mô giáp lành Thời gian nằm viện Dài hơn Không nằm viện/ ngắn
- Quy trình đốt sóng cao tần nhân tuyến giáp
4.1 Trước can thiệp
- Bệnh nhân được chẩn đoán nhân tuyến giáp trên siêu âm với định hướng lành tính sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm tế bào học qua chọc hút kim nhỏ tối thiểu 2 lần
- Những bệnh nhân có được xét điều trị sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm tế bào bằng FNAít nhất 2 lần. Kỹ thuật được tiến hành đơn giản và nhanh chóng. Khi có bằng chứng điển hình lành tính trên FNA 2 lần bệnh nhân sẽ được giải thích, tư vấn và sắp lịch hẹn để đốt sóng RFA nhân giáp
- Trước điều trị RFA, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm cơ bản (công thức máu, đông máu cơ bản, xét nghiệm hormon tuyến giáp, điện tim) và đánh giá và ghi chép các mức độ triệu chứng nhằm so sánh với sau điều trị
4.2 Trong can thiệp
- Bệnh nhân được gây tê tại chỗ, tỉnh táo hoàn toàn trong suốt thủ thuật
- Kim đốt được đưa vào tổn thương dưới hướng dẫn của siêu âm và thực hiện đốt tối đa khối u trong một lần.
4.3 Sau can thiệp
-
- Bệnh nhân được nghỉ ngơi tại phòng lưu 3-4 tiếng hoặc có thể lưu viện tuỳ tình trạng.
- Bệnh nhân được dặn dò theo dõi và kiểm tra lại bằng khám và siêu âm sau 1, 3, 6, 12 tháng.
Chỉ từ tuần đầu tiên, tổn thương u giáp sau đốt đã cho thấy sự suy giảm đáng kể về kích thước và thường dự kiến giảm khoảng 50% thể tích trong tháng đầu và 90-95% trong 6 tháng, còn lại mô sẹo sau 12 tháng. Hình ảnh u đốt tốt sau điều trị không còn mạch máu trung tâm.
Đốt sóng cao tần nhân tuyến giáp lành tính tại Bệnh viện Bình Định là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu có hướng dẫn của hình ảnh, nhiều điểm ưu việt và là một lựa chọn mới trong điều trị tổn thương tuyến giáp, giúp tiết kiệm về thời gian, giảm thiểu các nguy cơ tai biến từ phẫu thuật, hiệu quả về mặt thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí nằm viện.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ đến Bệnh viện để thăm khám hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.