BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)

Share :

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên toàn cầu. COPD khiến luồng khí thở ra gặp khó khăn, gây ho, khó thở, thở khò khè… nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính với đặc trưng là sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, bệnh tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi đặc biệt với các khí độc hại (khói thuốc lá, thuốc lào…). Thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc người làm việc lâu trong môi trường có khí độc hại.

Nguyên nhân thường gặp gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hút thuốc lá hoặc gián tiếp hít phải khói thuốc. Hút thuốc lá, thuốc lào càng nhiều và trong thời gian càng dài thì khả năng phổi tắc nghẽn càng cao.

Tiếp xúc với bụi nghề nghiệp như khí độc, xi măng, than đá, bụi silic… dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh.

Các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Giai đoạn sớm:

  • Ho khạc đờm hầu hết các ngày trong tuần, kéo dài ít nhất là 3 tháng trong 2 năm liên tiếp
  • Khó thở tiến triển nặng dần theo thời gian và liên tục, khó thở tăng khi gắng sức và nhiễm trùng đường hô hấp
  • Cảm thấy tức ngực, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng

Triệu chứng COPD trở nặng:

Ở giai đoạn này, chức năng của phổi đã bị suy giảm nặng nề, khiến người bệnh phải thường xuyên nhập viện với các dấu hiệu:

  • Khó thở kéo dài và nặng dần, thở khò khè, thở rít
  • Đau tức ngực, nặng ngực thường xuyên
  • Nói khó hoặc thều thào, ngắt quãng
  • Nhịp tim bất thường, môi tím tái do thiếu Oxy, thậm chí rơi vào trạng thái lơ mơ
  • Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, cân nặng giảm sút
  • Nếu có bội nhiễm hoặc viêm phổi thường ho, khạc đờm nhiều hơn, đờm xanh, vàng kèm theo có sốt.

Khi bắt đầu thấy những triệu chứng kể trên cần đi khám sớm nhất có thể để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân. Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm, các chẩn đoán cận lâm sàng,… để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể người bệnh sẽ thực hiện xét nghiệm chức năng phổi, đo hô hấp kế, chụp X-quang hay CT scan ngực, khí máu động mạch để bác sĩ có kết luận chính xác.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh nói trên, để khám và định hướng điều trị đúng đắn.

  • Dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Bỏ thuốc lá, thuốc lào; đối với trẻ em cần tránh hít phải khói thuốc , giữ môi trường sống trong sạch, hạn chế tiếp xúc với các loại khói, khí kích thích. Hàng ngày tập thở ở nơi thoáng mát, tránh nhiễm lạnh
  • Luyện tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Hàng năm cần tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu.
  • Khi tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính nặng, cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được giải quyết kịp thời.
1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.