Bệnh xuất huyết tiêu hóa là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Share :

1. Định nghĩa xuất huyết tiêu hóa:

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu từ lòng mạch chảy vào ống tiêu hóa từ thực quản xuống tới hậu môn với triệu chứng chủ yếu là nôn ra máu và đi cầu ra máu.

2. Các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa:

2.1. Từ đường tiêu hóa trên

  • Nguyên nhân từ thực quản: Từ tĩnh mạch thực quản, ung thư thực quản, viêm thực quản, Polyp thực quản, Hội chứng Mallory-Weiss
  •  Nguyên nhân từ dạ dày- tá tràng: Loét dạ dày- tá tràng, Ung thư dạ dày, Viêm dạ dày cấp, polyp dạ dày
  •   Chảy máu đường mật, chảy máu từ tụy.

2.2. Từ đường tiêu hóa dưới:

  • Nguyên nhân từ ruột non: Viêm ruột xuất huyết, Viêm ruột xuất huyết hoại tử, bệnh Crohn, thương hàn, Loét túi thừa Meckel, lồng ruột
  • Nguyên nhân từ đại tràng: Lị trực trùng, lị amip, ung thư đại tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn đại- trực tràng, polyp đại tràng, trĩ nội

3. Triệu chứng:

  • Nôn ra máu: Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để chẩn đoán, bệnh nhân có thể có những dấu hiệu báo trước như: Lợm giọng, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, muốn đại tiện, đau tức thượng vị, đau quặn bụng.
  • Đi cầu ra máu hoặc phân đen: Tùy vào số lượng chảy máu và vị trí xuất huyết mà đi cầu ra máu hoặc phân đen, phân có mùi khắm.

Các dấu hiệu mất máu cấp nặng:

  • Ngất
  • Da nhợt
  • Ra mồ hôi
  • Nhịp tim nhanh
  •  Huyết áp thấp

4. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa:

4.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào 3 dấu hiệu

  • Nôn ra máu
  • Đi cầu ra máu hoặc phân đen
  • Biểu hiện mất máu cấp: Da xanh, niêm mạc nhợt, có thể biểu hiện sốc mất máu

4.2. Chẩn đoán phân biệt:

  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Ho ra máu ( Nhất là khi bệnh nhân ho ra máu sau đó nuốt vào rồi lại nôn ra)
  • Phân đen sau khi dùng chất sắt, bismuth,…

5. Điều trị Xuất huyết tiêu hóa

  • Bảo vệ đường thở nếu cần
  • Hồi sức bằng dịch truyền qua đường tĩnh mạch
  • Truyền máu nếu cần
  • Dùng thuốc
  • Trong một số trường hợp cần cầm máu bằng nội soi hoặc phẩu thuật

6. Các biện pháp phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa:

  • Hạn chế thức uống có cồn và chất kích thích như : rượu, bia,
  • Ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh, chất xơ, ăn chín uống sôi để nguội, không ăn quá cay, chua, nóng
  • Không hút thuốc lá
  • Bổ sung đủ lượng nước để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả
  • Cần bằng thời gian làm việc và nghĩ ngơi, tránh stress.

Xuất huyết tiêu hóa cần nhìn nhận là một tình trạng nghiêm trọng bởi vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại chẳng hạn như ung thư tiêu hóa. Vì thế, khi có các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa như phân lẫn máu, phân đen, giấy vệ sinh có máu… người bệnh nên đến ngay bệnh viện để thăm khám nhằm sớm phát hiện các vấn đề tiềm ẩn và điều trị kịp thời. Hiện nay, phương pháp nội soi tiêu hóa hiện đại có thể giúp kiểm tra ống tiêu hóa, phát hiện các tổn thương từ rất sớm và điều trị. Các bệnh về tiêu hoá điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao và ngược lại, nhất là các bệnh về ung thư tiêu hóa.

Nguồn: Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Bình Định

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.