ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ MẤT NGỦ

Share :

Rối loạn giấc ngủ là một trong những vấn đề lâm sàng thường gặp nhất trong nội khoa và tâm thần. Mất ngủ có thể là nguyên phát hoặc hậu quả của hàng loạt tình trạng nội khoa và tâm thần. Mất ngủ mạn tính có nguy cơ cao liên quan đến bệnh trầm cảm và đi kèm với mối đe dọa tự sát, lo âu, loạn hoạt năng quá mức, giảm chất lượng cuộc sống và tăng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Hiện nay điều trị rối loạn giấc ngủ và mất ngủ với nhiều loại thuốc mới, hiệu quả, tác dụng tốt và ít tác dụng phụ đã làm thay đổi nhận thức về sử dụng thuốc ngủ. Ngoài ra, nhiều bằng chứng làm sáng tỏ về kéo dài điều trị thuốc mà không gây lạm dụng hoặc nghiện thuốc; sự kết hợp các liệu pháp tâm lý và vệ sinh giấc ngủ là rất quan trọng để điều trị khỏi hoàn toàn các rối loạn giấc ngủ.

Điều trị mất ngủ nội trú hiếm gặp ngoại trừ những trường hợp nặng phải  nhập viện điều trị, mất ngủ do các bệnh lý khác đang nằm viện. Các rối loạn giấc ngủ do các bệnh nội khoa thường gặp, gây khó khăn về chất lượng, hiệu quả điều trị. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp, hội chẩn với các thầy thuốc chuyên khoa để có chẩn đoán cuối cùng và điều trị thành công.

Vệ sinh giấc ngủ là trung tâm của việc điều trị các rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ. Rất quan trọng để tạo ra một giấc ngủ không dùng thuốc, đó là:

– Phòng ngủ thoáng, yên tĩnh. Nệm giường ngủ có độ cứng vừa phải, gối có độ cứng nhất định thoải mái và theo sở thích cá nhân.

– Sử dụng giường ngủ chỉ để ngủ và tình dục (không xem Ti vi hoặc đọc sách trên giường). Nếu đã bị mất ngủ thì không nên có đèn ngủ.

– Tránh dùng trà, caféine, các thực phẩm có hàm lượng Vitamine C cao, rượu, thuốc lá, đặc biệt là vào chiều tối.

– Thể dục đều hàng ngày, nên vào buổi sáng sớm hoặc trước 3 giờ khi đi ngủ.

– Duy trì chiến lược thường xuyên về thời gian ngủ và thức (quy định giờ nhất định), tránh giấc ngủ ngắn (nhất là về ban ngày, tranh thủ chợp mắt giữa buổi).

– Phòng ngủ không nên để các phương tiện truyền tin như Ti vi, máy nghe nhạc, đồng hồ treo tường.

– Không ăn quá nhiều và lắm gia vị trước đi ngủ 3 giờ. Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối mà thay vào đó là một ly sữa nóng nếu cảm thấy khát nước.

– Tránh các hoạt động kích thích 3 giờ trước ngủ như phim căng thẳng, truyện kích thích, các pha trình diễn trên TV gây hoảng sợ, sự trạnh luận và tập thể chất nặng.

Sự thiếu hiểu biết hoặc nhận thức sai về thuốc điều trị mất ngủ như sợ nghiện, lạm dụng hoặc uống vào mất trí nhớ… có thể làm bệnh nặng hơn với nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần kèm theo. Không nên tự tra cứu, truy cập những thuốc mình đang sử dụng đã được kê đơn. Bởi vì với sự hiểu biết của mình không sâu, chỉ chú ý đến tác dụng phụ… sẽ làm tăng thêm lo sợ, không tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc và hậu quả đem lại là mất ngủ kéo dài, nặng hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính mình.

Mất ngủ là thường gặp, đặc biệt là những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nó thường dai dẳng, gây ra lo âu và trầm cảm, giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh cần quan tâm khi có biểu hiện mất ngủ xảy ra, nên đi khám bởi các thầy thuốc chuyên khoa để có kết quả điều trị tốt nhất và an toàn.

📞 Liên hệ ngay tổng đài CSKH 1900969639 để được tư vấn chi tiết dịch vụ!
Chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn trong mọi bước đi của quá trình này.
🏥 BỆNH VIỆN BÌNH ĐỊNH (BV MỚI)
📍 39A Phạm Ngọc Thạch, P.Trần Phú, TP.Quy Nhơn, T.Bình Định
📞 Hotline: 1900 96 96 39

Bài viết được biên soạn :BSCKII. Châu Văn Tuấn

Phòng khám sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bình Định

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.