- VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG TRÊN NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?
- Đái tháo đường (ĐTĐ) là một rối loạn chuyển hóa của Carbohydrat, làm giảm dung nạp của glucose, đưa đến tăng đường huyết.
- Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong điều trị ĐTĐ, giúp giảm thiểu các biến chứng và kiểm soát tốt đường huyết.
- NGƯỜI BỆNH ĐTĐ NÊN ĂN GÌ?
- Nhiều loại thực phẩm.
- Uống nhiều nước.
- Tăng cường rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ: các loại rau, trái cây ít ngọt. Chất xơ sẽ giúp chậm hấp thu đường từ ruột vào máu, ngăn hấp thu cholesterol từ thức ăn, tăng cảm giác no…
- Dùng các loại thực phẩm ít gây tăng đường như: gạo lức, đậu đỏ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt…
- Ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hủ, dầu thực vật, nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu.
- Nên ăn điều độ mỗi ngày, tránh ăn lặt vặt, ăn sai bữa hoặc bỏ bữa ăn.
- NGƯỜI BỆNH ĐTĐ NÊN KIÊNG GÌ?
- Các loại thực phẩm gây tăng nhanh đường huyết: bánh kẹo, chè, nước ngọt, mứt, mật ong, si rô, các loại kem, sữa có đường….
- Các loại thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu: da, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, thức ăn chiên xào…
- Ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối (do có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp): mì gói, chả lụa, mắm, khô, chao, tương.
- Thức ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn vì chứa nhiều chất béo, muối, gia vị.
- Không nên sử dụng đồ uống có cồn.
- Chế độ ăn phải phù hợp với mức độ lao động.
- NGUYÊN TẮC TRONG ĂN UỐNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH ĐTĐ
4.1/ THÓI QUEN XẤU CẦN HẠN CHẾ
- Bỏ bữa sáng
- Ăn tối sau 20h
Theo Circulation 2013, một nghiên cứu theo dõi trong 16 năm, nếu bạn có thói quen bỏ bữa sáng, bạn sẽ tăng nguy cơ bệnh mạch vành (27%), béo phì, mỡ máu, tăng đề kháng insulin trong khi ăn tối muộn nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên đến 55%.
4.2/ QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CHỨA BỘT ĐƯỜNG CŨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐƯỜNG HUYẾT
Không nên
- Nấu ở nhiệt độ cao: chiên, nướng
- Nghiền nát, xay nhuyễn, hầm nhừ
- Ép lấy nước, bỏ xác
4.3/ PHÂN BỐ BỮA ĂN VÀ GIỜ GIẤC BỮA ĂN
- Đặc điểm công việc, thói quen sinh hoạt…
- Nên ăn 3 bữa chính, không nên ăn bữa phụ nếu không cần thiết
4.4/ BẢNG PHÂN LOẠI CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA MỘT VÀI LOẠI THỰC PHẨM
Đối với thực phẩm có chỉ số đường huyết:
- Thấp (Bún, khoai môn, bắp, xoài, lê, táo ta, dâu, thanh long, bơ, sữa tươi không đường, sữa chua không đường, sữa dành cho người tiểu đường, rau, thịt, cá, trứng, đậu hủ ) => Ăn thường xuyên;
- Trung bình (Cơm, Nui, Chuối, xoài, măng cụt, Đu đủ, Dứa, Mãng cầu…) => Ăn vừa phải;
- Cao (Bánh mì, Xôi, Mít, Sapôchê, Dưa hấu, Vải, Sầu riêng, Chôm chôm, Nhãn, Trái cây sấy khô, Sữa đặc, Sữa tươi, Sữa chua có đường, Đường, Cà phê sữa, Nước mía, Nước ngọt, Chè, Bánh kẹo, Ngũ cốc) => Ăn thỉnh thoảng.
LƯU Ý, nếu bạn ăn nhiều một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thì cũng sẽ làm tăng đường huyết nhanh chóng, do đó cần ăn các loại thực phẩm với lượng vừa phải và theo dõi đường huyết thường xuyên.
4.5/ LƯỢNG THỨC ĂN
Cho một bữa ăn chính:
Carbohydrat (tinh bột và trái cây):
Chọn một lượng bằng với kích thước của 1 nắm tay của bạn.
Đối với trái cây kích thước nên <1 nắm tay của bạn.
Chất đạm: Chọn một lượng bằng với kích thước của lòng bàn tay và độ dầy bằng ngón tay út của bạn.
Rau: chọn lượng nhiều trong cả hai tay của bạn.
Chất béo: Hạn chế ở lượng bằng ngón tay cái của bạn.
- LUYỆN TẬP THỂ LỰC
- Đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời:
+ Giảm đường, lipid máu
+ Cải thiện hoạt động tim mạch
+ Giảm huyết áp
+ Tăng khối lượng cơ
+ Làm tinh thần sảng khoái, dễ hòa nhập cuộc sống
- Chọn loại hình luyện tập phù hợp.
Nên tập theo nhóm, có sự hướng dẫn chuyên gia.
Nguồn: Bệnh viện Bình Định.