DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN TĂNG ACID URIC MÁU VÀ GOUT

Share :
  1. ĐỊNH NGHĨA
  • Tăng acid uric máu đơn thuần khi nồng độ acid uric tăng cao vượt ngưỡng trong máu là nguyên nhân gây ra bệnh gout và là nguy cơ của các bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn.
  • Gout là bệnh viêm khớp tinh thể, đặc trưng là những đợt viêm khớp tái phát, lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô.
  1. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

Nguyên tắc

  • Cung cấp đủ năng lượng;
  • Ít béo;
  • Đủ vitamin khoáng chất;
  • Hạn chế purin.

Nên

  • Sử dụng các sản phẩm sữa ít béo, các loại protein có nguồn gốc thực vật (các loại đậu, sữa đậu nành);
  • Ăn các thực phẩm có tính oxy hóa: lựu, quả mâm xôi, quả dâu tây, cherry;
  • Sử dụng thực phẩm có tính kiềm:
  • Rau xanh: cà rốt, cần tây, rau diếp, su hào, dưa chuột, cà chua….
  • Trái cây: táo , lê, quýt, dưa hấu, dâu tây, chuối, mơ, dứa, nho…
  • Protein: Trứng, sữa chua, đậu nành, thịt lườn gà…
  • Uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), đặc biệt nước khoáng kiềm giúp tăng đào thải acid uric qua thận;
  • Bữa tối nên ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng để ngăn ngừa tích tụ purin trong cơ thể;
  • Chế biến thức ăn bằng luộc hoặc hầm với nhiều nước và không ăn phần nước;
  • Bổ sung 500-1500 mg vitamin C mỗi ngày giúp làm giảm acid uric máu;
  • Kiểm soát cân nặng: Béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh Gout. Khi cân nặng được kiểm soát tốt sẽ giúp giảm áp lực lên khớp, từ đó giảm các bệnh về xương khớp.

Các bài tập: Đi bộ, bơi lội, bài tập cử động khớp.

Không nên

  • Sử dụng rượu bia, các loại nước ngọt;
  • Ăn vặt giữa các bữa ăn;
  • Hạn chế chế biến chiên, nướng.

Lưu ý

  • Hạn chế purin trong khẩu phần:
  • Thực phẩm có nồng độ cao (100-1000mg purin/100g) không nên ăn trong giai đoạn cấp, có thể ăn lượng vừa phải ở giai đoạn ổn định (50g cá, thịt, hải sản, 200 ml nước súp, bột nêm 2g mỗi ngày);
  • Nhóm thịt: não, tim, cật, ngỗng, nước súp (nước luộc thịt, cá, rau), thịt xay, lá lách, các loại hạt nêm chế biến sẵn từ thịt;
  • Nhóm cá: cá cơm, cá trích, cá thu, cá mòi, trứng cá, vẹm, sò điệp.
  • Thực phẩm có nồng độ trung bình (9-100mg purin/100g) ăn 100-200g cá thịt, 100 g rau
  • Nhóm thịt cá: các loại thịt cá trừ các loại kể trên;
  • Nhóm rau: măng tây, đậu tây (hạt to, màu xanh), đậu lăng, đậu Hà lan khô, nấm, rau bó xôi.
  • Thực phẩm hầu như không có purin có thể dùng mỗi ngày:
  • Nhóm ngũ cốc: gạo, bánh mì, bắp, khoai, mì sợi, bún, miến…
  • Nhóm trứng
  • Nhóm sữa, phô mai
  • Nhóm béo: bơ, dầu, magarin…
  • Nhóm trái cây: các loại
  • Nhóm rau: trừ các loại trên;
  • Nhóm đậu: đậu nành, đậu phộng…

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định – Phần mở rộng.

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.