KHÓC CƠN Ở TRẺ NHỎ

Share :

ĐỊNH NGHĨA

Khóc cơn (colic) là tình trạng bé khóc thét hoặc khóc kèm những biểu hiện bất ổn (co cứng người, bứt rứt, ưỡn người) nhiều lần trong khoảng thời gian khá dài mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Cơn điển hình ở trẻ: Khóc thét, dai dẳng 4-6 tiếng, thường xảy ra vào chiều tối và ban đêm, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt, bàn chân có thể lạnh..

PHÂN LOẠI

  • Khóc cơn nhũ nhi xuất hiện trong tháng đầu đời và có thể kéo dài đến 3-4 tháng, thường tự khỏi. Nguyên nhân hay gặp có thể do bất dung nạp sữa, chướng bụng, co thắt ruột ở ruột chưa trưởng thành, loạn khuẩn ruột, tâm lý ( stress gia đình), môi trường ( nhiệt độ, âm thanh, khói thuốc lá)….
  • Khóc cơn do các nguyên nhân thực thể: Có nhiều nguyên ở các cơ quan khác nhau có thể gây ra khóc cơn ở trẻ.

+ Toàn thân: Thuốc quá liều (pseudoephedrin), sốt..

+ Da: tã lót kích thích da, vòng thắt ngón tay..

+ Tim mạch: Cơn nhịp nhanh trên thất, suy tim..

+ Thần kinh: Chấn thương đầu, viêm màng não, hội chứng rung lắc

+ Tiêu hóa: Trào ngược dạ dày thực quản, lồng ruột, viêm dạ dày ruột, thoát vị bẹn, táo bón, xoắn ruột, nhiễm trùng đường ruột, dị ứng đạm sữa bò..

+ Niệu dục: Xoắn tinh hoàn, buồng trứng; nhiễm trùng tiểu; tắc nghẽn đường tiểu

+ Xương: gãy xương, viêm xương tủy

+ Mắt: Dị vật, trầy giác mạc

+ Tai Mũi Họng: Viêm tai giữa; nghẹt, tắc mũi; nấm miệng…

CHẨN ĐOÁN

  • Trẻ cần được khám lâm sàng tổng quát và làm xét nghiệm cận lâm sàng nếu cần thiết như: Xét nghiệm máu; Siêu âm bụng, thóp; Xquang ngực – bụng, Xét nghiệm nước tiểu..
  • Khóc cơn nhũ nhi là chẩn đoán loại trừ

+ Loại trừ nguyên nhân thực thể

+ Thường xảy ra ở trẻ khỏe mạnh

+ Sau khi khóc cơn trẻ vẫn bú tốt, tỉnh táo, bình thường

XỬ TRÍ

  • Nguyên tắc

+ Điều trị triệu chứng và hỗ trợ

+ Điều trị nguyên nhân thực thể nếu có

  • Điều trị triệu chứng và hỗ trợ

+ Trấn an cha mẹ: việc em bé khóc nhiều thường gây ra căng thẳng trong gia đình, và khi căng thẳng tăng lên cũng là nguyên nhân dẫn đến khóc cơn ở trẻ nhũ nhi. Vì vậy nếu cha mẹ quá lo lắng về cơn khóc của trẻ thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

+ Vỗ lưng: nhằm giúp bé ợ hơi tốt.

+ Cần kiểm tra đảm bảo trẻ ngậm bắt vú tốt và cho bú bình đúng cách để tránh trẻ nuốt quá nhiều hơi khi bú. Khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

+ Thay đổi môi trường: đưa trẻ đến môi trường thoáng mát, thay đổi không gian, cho trẻ bơi, tắm nước ấm.. cũng có giúp xoa dịu trẻ.

+ Chế độ ăn và thuốc của mẹ: tránh những chất kích thích (trà, cà phê, socola, thuốc chống xung huyết mũi)

+ Massage cho trẻ

+ Men vi sinh có thể sử dụng ở những trường hợp khóc cơn do loạn khuẩn ruột (thời gian sử dụng từ 1-4 tuần), khi có chỉ đình của bác sĩ

+ Sữa thủy phân: hiệu quả trong những trường hợp bất dung nạp sữa bò

+ Không khuyến cáo sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

 

  • Các dấu hiệu báo động cần đưa trẻ đi khám ngay

+ Sau cơn khóc trẻ lừ đừ, ngủ nhiều hoặc bú kém

+ Khóc cơn kéo dài > 4-6 giờ hoặc khóc yếu

+ Trẻ khóc cơn kèm nôn nhiều, thở nhanh, sốt, thóp phồng…

+ Bạn lo lắng về việc con khóc quá nhiều

+ Trẻ khóc quá nhiều mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp

+ Trẻ khóc cơn kèm chậm tăng cân hoặc sụt cân

+ Trẻ vẫn còn khóc cơn sau 4 tháng tuổi

 

 

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.