Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em là gì?
Nhiễm khuẩn tiết niệu hay nhiễm trùng tiểu ở trẻ em là hiện tượng vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào đường tiết niệu và phát triển thành bệnh.Các vi khuẩn thường gặp là các vi khuẩn trên da hoặc từ phân của trẻ.
Nhiễm trùng tiểu được phân thành 2 loại:
• Nhiễm trùng đường tiểu dưới : bao gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo
• Nhiễm trùng đường tiểu trên: viêm thận và bể thận
Trong đó, các bé gái có nhiều nguy bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơn bé trai do có niệu đạo ngắn hơn, nên vi khuẩn từ hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo.
Yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng tiểu
• Các dị tật và tắc nghẽn đường niệu
• Trào ngược bàng quang niệu quản
• Hẹp bao quy đầu
• Táo bón
• Chấn thương
Triệu chứng của nhiễm trùng tiểu
Triệu chứng của nhiễm trùng tiểu rất đa dạng và khác nhau tuỳ vào độ tuổi và vị trí nhiễm trùng, có thể từ rất nhẹ không triệu chứng đến rất nặng gây nguy hiểm đến tính mạng
• Ở trẻ sơ sinh: các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu không đặc hiệu và bao gồm bú kém, tiêu chảy, chậm lớn, nôn, vàng da nhẹ (thường là tăng bilirubin trực tiếp), hôn mê, sốt và hạ thân nhiệt và có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết
• Trẻ nhũ nhi và trẻ em < 3 tuổi: mắc nhiễm khuẩn tiết niệu cũng có thể có các dấu hiệu cục bộ nghèo nàn, chẳng hạn như sốt,bứt rứt khó chịu, quấy khóc các triệu chứng đường tiêu hoá (ví dụ, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng), hoặc nước tiểu có mùi hôi.
• Ở trẻ > 3 tuổi: bệnh cảnh điển hình của viêm bàng quang hoặc viêm thận bể thận có thể xảy ra. Các triệu chứng của viêm bàng quang gồm có bí tiểu, tiểu nhiều, tiểu máu, đau dưới xương mu, cấp tính, ngứa, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi hôi, và đái dầm. Các triệu chứng của viêm cầu thận bao gồm sốt cao, ớn lạnh, đau cột sống và đau nhức, tiểu máu, tiểu mủ, nhiễm trùng máu
Chẩn đoán như thế nào?
Khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng tiểu, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra bằng cách:
• Phân tích các thông số trong nước tiểu ( cách này nhanh nhất, dễ làm và ít tốn kém, tuy nhiên có thể bị sai số do quá trình lấy mẫu nước tiểu không đúng cách)
• Cấy nước tiểu : nước tiểu sẽ được nuôi cấy qua môi trường đặc biệt để phát hiện sự tồn tại và sinh sôi của vi khuẩn ( cách này chính xác nhưng tốn kém, mất nhiều thời gian 24- 48 giờ)
Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện các chẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí nhiễm trùng, tắc nghẽn như siêu âm thận – bàng quang, chụp cắt lớp vi tính, xquang bàng quang- niệu đạo khi đi tiểu hoặc xạ hình thận tuỳ trường hợp
Chẩn đoán như thế nào?
Khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng tiểu, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra bằng cách:
• Phân tích các thông số trong nước tiểu ( cách này nhanh nhất, dễ làm và ít tốn kém, tuy nhiên có thể bị sai số do quá trình lấy mẫu nước tiểu không đúng cách)
• Cấy nước tiểu : nước tiểu sẽ được nuôi cấy qua môi trường đặc biệt để phát hiện sự tồn tại và sinh sôi của vi khuẩn ( cách này chính xác nhưng tốn kém, mất nhiều thời gian 24- 48 giờ)
Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện các chẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí nhiễm trùng, tắc nghẽn như siêu âm thận – bàng quang, chụp cắt lớp vi tính, xquang bàng quang- niệu đạo khi đi tiểu hoặc xạ hình thận tuỳ trường hợp
Điều trị nhiễm trùng tiểu như thế nào?
Ngay khi có chẩn đoán xác đinh nhiễm trùng tiểu, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ngay bằng kháng sinh cho trẻ. Tùy theo loại vi khuẩn và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, bác sỹ sẽ xác định loại kháng sinh và thời gian điều trị phù hợp.
Các loại thuốc kháng sinh phổ biến được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tiểu ở trẻ em là:
• Amoxicillin
• Amoxicillin và axit clavulanic
• Cephalosporin
• Doxycycline (dành cho trẻ trên 8 tuổi)
• Nitrofurantoin
• Sulfamethoxazole-trimethoprim
Nếu trẻ được chẩn đoán là nhiễm trùng bàng quang đơn giản, có thể sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiễm trùng nặng, trẻ có thể phải nhập viện để truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
Điều trị nhiễm trùng tiểu như thế nào?
Ngay khi có chẩn đoán xác đinh nhiễm trùng tiểu, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ngay bằng kháng sinh cho trẻ. Tùy theo loại vi khuẩn và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, bác sỹ sẽ xác định loại kháng sinh và thời gian điều trị phù hợp.
Các loại thuốc kháng sinh phổ biến được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tiểu ở trẻ em là:
• Amoxicillin
• Amoxicillin và axit clavulanic
• Cephalosporin
• Doxycycline (dành cho trẻ trên 8 tuổi)
• Nitrofurantoin
• Sulfamethoxazole-trimethoprim
Nếu trẻ được chẩn đoán là nhiễm trùng bàng quang đơn giản, có thể sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiễm trùng nặng, trẻ có thể phải nhập viện để truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
Phòng bệnh nhiễm trùng tiểu như thế nào?
Nếu trẻ đã bị nhiễm trùng tiểu một lần sẽ có nguy cơ nhiễm trùng tiểu tái phát sau đó, đặc biệt là bé gái. Sau đây là những hướng dẫn đơn giản giúp phòng ngừa nhiễm trùng tiểu cho trẻ:
• Dạy cho bé gái biết phải rửa từ phía trước ra phía sau sau khi đi vệ sinh.
• Khuyến khích trẻ uống đầy đủ nước.
• Khuyến khích trẻ đi vệ sinh thường xuyên, không nhịn tiểu
• Phòng ngừa táo bón.
• Xổ giun định kỳ