1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT : Thuốc Delivir có thành phần là Fosfomycin
2. DẠNG THUỐC, HÀM LƯỢNG : Bột pha tiêm 2g
3. CHỈ ĐỊNH
Các loại vi khuẩn nhạy cảm với fosfomycin như chủng Staphylococcus sp., chủng Escherichia coli, chủng Shigella sp., Salmonella sp., chủng Pseudomonas aeruginosa và 1 số chủng khác.
Fosfomicin sẽ được sử dụng điều trị cho các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra trong các bệnh như:
– Nhiễm khuẩn sâu trên da.
– Viêm ruột nhiễm khuẩn.
– Chắp lẹo.
– Viêm sụn mi.
– Viêm xoang
– Viêm bàng quang.
– Viêm túi lệ.
– Viêm tai giữa.
4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Không sử dụng thuốc Fosfomycin thuốc biệt dược cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
– Bệnh nhân bị viêm thận hay là bể thận.
– Các bệnh nhân bị áp xe quanh thận.
Bệnh nhân bị bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại hoặc loạn nhịp nhanh. Bệnh nhân quá mẫn với atropin hoặc các dẫn xuất của atropin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
5. LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG
- Liều dùng
- Nếu truyền IV, pha với 100-500 mL dịch, truyền trong 1-2 giờ, liều 1 ngày chia ra 2 lần truyền.
- Nếu tiêm IV, pha với 20mL dịch, tiêm chậm trên 5 phút, liều 1 ngày chia ra 2-4 lần tiêm.
- Cách dùng : Thuốc Delivir 2g được bào chế dưới dạng bột pha tiêm nên thuốc cần được hòa tan trong dung mỗi là nước cất pha tiêm hoặc dung dịch Glucose 5%. Thuốc có thể được tiêm theo đường tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch.
6. TƯƠNG TÁC THUỐC
Metoclopramide và các thuốc làm tăng nhu động đường tiêu hóa khi dùng đồng thời với fosfomycin sẽ làm giảm nồng độ fosfomycin trong huyết tương và trong nước tiểu.
Fosfomycin có tác dụng hiệp đồng tăng mức với kháng sinh nhóm P-lactam, aminoglycoside, macrolide, tetracycline, cloramphenicol, rifamycin, colistin, vancomycin và lincomycin.
7. THẬN TRỌNG
Thận trọng khi sử dụng fosfomycin trong những trường hợp:
-Bản thân bệnh nhân hoặc người trong gia đình có mắc bệnh dị ứng như hen, phát ban, nổi mề đay.
– Bệnh nhân bị thiểu năng gan
8. SỬ DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG MANG THAI, CHO CON BÚ
Không nên sử dụng thuốc cho người phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ
9. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN – CÁCH XỬ TRÍ
– Phản ứng bất lợi nghiêm trọng khác xuất hiện trên lâm sàng: Viêm kết tràng với phân bị lẫn máu nặng như là bị viêm kết tràng giả mạc. Theo dõi và nên ngừng sử dụng thuốc ngay và xử trí thích hợp nếu như có phát hiện bệnh nhân bị đau bụng hay hay tiêu chảy…
– Rối loạn đường tiêu hóa: bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng hay tức bụng, chán ăn, khó tiêu, đầy hơi, …
– Rối loạn gan mật (như bị tăng AST, ALT ).
– Rối loạn da, mô mềm (như bị phát ban, ngứa, nổi mày đay…).
– Rối loạn trên toàn thân (như bị đau đầu, hay phù…).
Nguồn bài viết: Khoa Dược Bệnh viện Bình Định