Thuốc Fexofenadin

Share :
  1. Tổng quan:
  • Fexofenadin là chất chuyển hóa có hoạt tính của terfenadine, là thuốc kháng histamin thế hệ hai có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi.
  • Fexofenadin không qua hàng rào máu – não và ít gây buồn ngủ khi sử dụng.
  • Thuốc thường được sử dụng dưới dạng: viên nén 30mg, 60mg, 120mg, 180mg, hỗn dịch uống 6 mg/1 ml.
  1. Chỉ định
  • Fexofenadin được chỉ định dùng điều trị triệu chứng trong viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

      3. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với fexofenadin, terfenadin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

     4. Liều lượng – cách dùng:

  • Viêm mũi dị ứng
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 60 mg x 2 lần/ngày hoặc 180 mg x 1 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: 30 mg x 2 lần/ngày
  • Mày đay mạn tính vô căn
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 60 mg x 2 lần/ngày hoặc 180 mg x 1 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: 30 mg x 2 lần/ngày
  • Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: 30 mg x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 6 tháng tới 2 tuổi: 15 mg một lần x 2 lần/ ngày.
  • Người già và suy thận
  • Thuốc đào thải chủ yếu qua thận (xấp xỉ 80%) nên cần điều chỉnh liều ở người già và người có chức năng thận suy giảm:
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên, người lớn bị suy thận, người già: Bắt đầu bằng liều 60 mg x 1 lần/ngày, điều chỉnh liều theo chức năng thận.
  • Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi bị suy thận: 30 mg x 1 lần/ngày
  1. Thận trọng khi sử dụng:
  • Không uống với nước hoa quả (cam, bưởi, táo,.. ) vì có thể làm giảm khả năng hấp thu của thuốc.
  • Không dùng với rượu (cồn ethanol) vì làm tăng nguy cơ an thần (ngủ, buồn ngủ)
  • Thời điểm uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.
  • Không được uống quá gần (trong 15 phút) với các thuốc kháng acid chứa magie và nhôm.
  • Không được nhai đối với dạng viên giải phóng chậm.
  • Thời kỳ mang thai và cho con bú
  • Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người mang thai, nên chỉ dùng fexofenadin cho phụ nữ mang thai khi lợi ích cho mẹ vượt trội nguy cơ đối với thai nhi.
  • Chưa có bằng chứng thuốc có bài tiết qua sữa và chưa thấy tác dụng không mong muốn ở trẻ sơ sinh khi bà mẹ cho con bú dùng fexofenadin, vì vậy cần thận trọng khi dùng fexofenadin cho phụ nữ đang cho con bú.
  1. Tác dụng không mong muốn:
  • Một số tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc bao gồm: buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, đau cơ.
  • Các phản ứng ít gặp hơn như khô miệng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ.
  • Hiếm khi xảy ra các phản ứng như phát ban, ngứa và sốc phản vệ.

Khoa Dược – Bệnh viện Bình Định

Nguồn tham khảo bài viết: Dược thư quốc gia; MIMS

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.