TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM

Share :

 

 

TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM:

1. Lịch tiêm chủng cho trẻ em:

2. Những điều cần biết khi tiêm chủng cho trẻ em:

a. Lưu ý khi đi tiêm chủng cho trẻ:

  •  Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm ở các lần tiêm trước thì sẽ ngưng tiêm các mũi tiếp theo (nếu có).
  • Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ (người chăm sóc) cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.
  • Ghi chú về các loại thuốc bé đang sử dụng hoặc đã từng sử dụng kéo dài trên 2 tuần.
  • Ghi chú về các loại vắc xin, thuốc và thức ăn mà bé đã từng bị dị ứng trước đó.

b. Những thông tin của trẻ cần thông báo cho bác sĩ là gì?

Với trẻ nhỏ, để bé có được mũi tiêm an toàn, bố mẹ cần chủ động thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ:

  • Trong 3 ngày gần đây bé có sốt hay không?
  • Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh)
  • Trẻ có đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính không?
  • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường không?
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?
  • Trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của trẻ và quyết định có nên tiêm chủng hay không.

c. Theo dõi sau tiêm chủng:

  • Trẻ em cần được theo dõi tối thiểu 30 phút sau tiêm ngay tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.
  • Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm:
  • Tiếp tục theo dõi tại nhà về các dấu hiệu sau: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, dấu hiệu nhịp thở, phát ban, nhiệt độ, triệu chứng tại chỗ tiêm, trẻ bú kém, thông báo cho nhân viên y tế nếu có các dấu hiệu bất thường.
  • Đưa ngay trẻ đến bệnh viện nếu sau tiêm chủng có một trong các dấu hiệu như sốt cao (>= 39oC ), co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, ngủ kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm chủng.

d. Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn.
  • Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol) với liều phù hợp với cân nặng khi trẻ sốt > 38.5oC, quấy khóc.
  • Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm; không xoa dầu, chườm nóng, chườm đá, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
  • Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

3. Những phản ứng thường gặp sau tiêm chủng:

  • Sốt nhẹ (dưới 38,5oC)
  • Quấy khóc và ăn uống kém hơn bình thường
  • Vết tiêm đỏ, sưng nhẹ. Sau khi tiêm phòng lao có thể sưng tạo thành cục tại vùng tiêm
  • Phát ban nhẹ (sau khi tiêm phòng sởi)

Những triệu chứng trên là bình thường và sẽ tự hết sau khoảng 24- 48 giờ.

Nguồn: Bệnh viện Bình Định.

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.