TIỀN SẢN GIẬT TRONG THAI KỲ

Share :

Tiền sản giật là bệnh lý liên quan đến thai nghén ở phụ nữ, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, mẹ bầu cần hiểu rõ về bệnh tiền sản giật để biết cách phòng tránh cũng như đến cơ sở y tế kịp thời khi có triệu chứng bất thường.

1. Định nghĩa tiền sản giật – sản giật

Tiền sản giật là một hội chứng bao gồm tăng huyết áp có kèm đạm niệu xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Sản giật là tình trạng có cơn co giật mới khởi phát trên phụ nữ bị tiền sản giật mà không giải thích được bởi nguyên nhân nào khác.

Sản giật có thể xảy ra trước, trong hoặc sau chuyển dạ. Sản giật là một triệu chứng rất nặng của tiền sản giật, thể hiện tình trạng tổn thương nội mô ở não.

2. Yếu tố nguy cơ của tiền sản giật

Bệnh lý tiền sản giật được đặc trưng bởi hiện tượng co thắt dữ dội của các tiểu động mạch, gây tăng huyết áp, thoát quản huyết tương và huyết cầu, cuối cùng dẫn đến rối loạn đa cơ quan. Cơ chế chính xác gây ra tiền sản giật còn chưa rõ. Giả thuyết hiện nay cho rằng tiền sản giật do nhiều nguyên nhân phối hợp.

Từ hiểu biết về bệnh sinh, có thể lý giải được sự phát sinh của tiền sản giật trong một số trường hợp nguy cơ cao:

  • Con so
  • Béo phì
  • Đa thai
  • Mẹ lớn tuổi
  • Tiền căn từng bị tiền sản giật trong lần mang thai trước
  • Tăng huyết áp mạn, đái tháo đường, bệnh thận, Lupus
  • Tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị tiền sản giật

3. Nhận biết các triệu chứng Tiền sản giật của sản phụ

    • Tăng huyết áp
  • Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg HOẶC huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg qua 2 lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó.
  • Huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg HOẶC huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg, tăng huyết áp có thể được xác định trong khoảng thời gian ngắn (vài phút) để thích hợp cho điều trị hạ áp cho bệnh nhân.
    • Đạm niệu
  • ≥ 300 mg trong 24 giờ (hoặc lượng đạm này được suy ra từ một khoảng thời gian thu thập nước tiểu tương ứng)
  • Hoặc tỷ số Protein/creatinin ≥ 0.3.
  • Dip-Stick ≥ 1+ (chỉ sử dụng khi các phương pháp định lượng khác không có sẵn).

3.3 Dấu hiệu nặng của tiền sản giật (tiền sản giật có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây)

  • Huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc huyết áp tâmtrương ≥ 110 mmHg qua 2 lần đo cách nhau ít nhất 4giờ khi bệnh nhân đã nghỉ ngơi (trừ trường hợp thuốchạ áp đã được sử dụng trước đó)
  • Giảm tiểu cầu: tiểu cầu <100.000/μL.
  • Suy giảm chức năng gan: men gan tăng (gấp đôi so với bình thường), đau nhiều ở hạ sườn phải hoặc đauthượng vị không đáp ứng với thuốc và không có nguyên nhân khác.
  • Suy thận tiến triển (creatinin huyết thanh > 1.1 mg/dLhoặc gấp đôi nồng độ creatinin huyết thanh bìnhthường mà không do bệnh lý thận khác)
  • Phù phổi.
  • Các triệu chứng của não và thị giác: Hoa mắt chóng mặt, sợ ánh sáng, giảm thị lực.

4. Nhận biết các biến chứng của Tiền sản giật đối với thai

Biến chứng trên thai liên quan đến chậm tăng trưởng trong tử cung

Tử vong chu sinh tăng rất cao do sinh non, ngạt và thai với tăng trưởng giới hạn trong tử cung.

  • Sinh non

Sinh non là hệ quả của động thái điều trị chấm dứt thai kỳ

Do tiền sản giật là một bệnh lý được khởi phát từ nhau, nên việc chấm dứt thai kỳ là biện pháp điều trị triệt để nhất trong các trường hợp nặng.

Thai kỳ cũng có thể dẫn đến sinh non tự nhiên như trong trường hợp của nhau bong non. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số sinh non trong tiền sản giật là hệ quả của can thiệp điều trị chấm dứt thai kỳ. Tỷ lệ sinh non trong tiền sản giật rất cao,từ 30-40%.

  • Thai với giới hạn tăng trưởng trong tử cung

Thai với giới hạn tăng trưởng trong tử cung là một biến chứng thường gặp, xuất hiện trong khoảng 56% các trường hợp tiền sản giật. Thai với giới hạn tăng trưởng trong tử cung là hệ quả của bất thường trao đổi qua nhau.

5. Điều trị tiền sản giật

Thuốc trong điều trị tiền sản giật gồm có các thuốc chống tăng huyết áp và thuốc ngừa co giật.

  • Thuốc chống tăng huyết áp là điều trị nền tảng.
  • Thuốc ngừa co giật chỉ ngăn cản sự xuất hiện của cơnco giật, mà không tác động lên cơ chế gây co giật, do đó không làm cải thiện cơ chế bệnh sinh. Về bản chất, nó là một thuốc điều trị triệu chứng.

6. Dự phòng tiền sản giật

Dự phòng tiền sản giật là một trong những mục tiêu lớn của sản khoa hiện đại. Tuy nhiên những nỗ lực tìm kiếm các biện pháp dự phòng vẫn chưa đem lại hiệu quả mong muốn.

  • Aspirin liều thấp để dự phòng tiền sản giật ở các phụ nữ có nguy cơ cao
  • Calcium: bổ sung calcium nguyên tố để dự phòng tiền sản giật ở vùng có khẩu phần calcium thấp

Theo tổ chức Y tế Thế giới, các can thiệp sau không đượckhuyến cáo để dùng cho dự phòng tiền sản giật do khôngcó chứng cứ hay có chứng cứ rất mạnh là chúng không cóhiệu quả:

  • Chất chống oxy hóa
  • Vitamin D
  • Chế độ ăn hạn chế muối
  • Nằm nghỉ tại giường trong thai kỳ
  • Thuốc lợi tiểu

Tiền sản giật xảy ra ở khoảng 5% thai phụ, trong 100 mẹ bầu sẽ có 5 người phải đối mặt với tình trạng tiền sản giật và những biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật. Dưỡng thai an toàn, giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật, các mẹ bầu đừng để lỡ những mốc khám thai quan trọng, thực hiện sàng lọc trước sinh đối với cả Mẹ và Bé.

Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Bình Định quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm,  tận tâm cùng trang bị cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị hiện đại, hệ thống phòng lưu bệnh đạt chuẩn mô hình bệnh viện khách sạn. Với ưu thế từ sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa Sản – Nhi, Bệnh viện Bình Định là địa chỉ chăm sóc thai kỳ an toàn, tin cậy, giúp giải tỏa nỗi lo cho mẹ bầu trong quá trình mang thai tới khi bé yêu chào đời.

Nguồn : Khoa Phụ sản – Bệnh viện Bình Định.

 

 

 

 

 

 

 

1900 96 96 39
Scroll to Top

Gửi câu hỏi cho Bác sĩ Bệnh viện Bình Định

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh Viện bình định

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.