1. Vì sao hầu hết các sản phụ chọn phương thức đẻ không đau trong chuyển dạ?
- Trong cuộc chuyển dạ, nhất là giai đoạn về sau, hầu hết hơn 80% các sản phụ cảm thấy cơn đau dữ dội hoặc đau đến mức không thể chịu đựng nổi và yêu cầu bác sỹ phải phẫu thuật
- Để giảm đau, phương pháp gây tê ngoài màng cứng (NMC) là lựa chọ hàng đầu cho các bà mẹ khi sản phụ bước vào giai đoạn chuyển dạ gây đau nhiều đến mức không chịu đựng nổi
2. Gây tê ngoài màng cứng là gì?
- Bác sỹ gây mê hồi sức sẽ tiến hành gây tê ngoài màng cứng vùng cột sống của sản phụ. Thuốc tê sẽ được chuyền liên tục qua ống thông nhỏ chuyên dụng, nhằm giảm cơn đau chuyển dạ tới mức tối thiểu mỗi khi có cơn gò tử cung, như vậy sẽ làm chặn cơn đau trong chuyển dạ
- Khoản sau 10 phút khi thuốc tê di vào khoang NMC, sản phụ sẽ cảm thấy ít đau hoặc không hề có cảm giác đau mỗi khi cơn go tử cung xuất hiện.
3. Khi nào có thể thực hiện gây tê ngoài màng cứng?
Bác sỹ sẽ thăm khám cho sản phụ và sẽ chọn thời điểm thích hợp để tiến hành đẻ không đau. Hầu hết, bác sỹ sẽ chọn thời điểm cổ tử cung mở từ 3 cm đến 5 cm, đầu em bé xuống thuận lợi và bà mẹ không mắc bệnh lý gì gây trở ngại cho kỹ thuật đẻ không đau.
4. Duy trì giảm đau trong gây tê ngoài màng cứng như thế nào?
Sau khi đặt ống thông nhỏ xong, bác sỹ gây mê hồi sức sẽ tiêm một liều thuốc tê qua ống thông và thông thường chỉ làm cho bà mẹ giảm đau trong 45-70 phút đầu. Để duy trì giảm đau cho sản phụ cho đến khi em bé sinh xong, bác sỹ sẽ truyền thuốc tê liên tục qua một bơm tiêm tự động hoặc bằng một bơm tiêm đặc biệt mà sản phụ khi cảm thấy đau thì có thể ấn nút vào bơm tiêm đó và một nhỏ lượng thuốc tê sẽ được phóng thích vào khoang ngoài màng cứng để có thể tiếp tục duy trì thời gian giảm đau cho đến khi em bé chào đời.
5. Ưu điểm của phương pháp đẻ không đau bằng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng
- Sản phụ vẫn cảm nhận cơn gò tử cung nhưng rất ít đau hoặc không đau, thậm chí sản phụ bước vào gian đoạn rặn và chuẩn bị sinh con mà vẫn không hề cảm nhận đau tý nào.
- Sản phụ vẫn rặn đẻ bình thường như bao sản phụ sinh thường khác
6. Gây tê ngoài màng cứng có an toàn cho em bé?
Thuốc dùng để sản phụ đẻ không đau hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng mẹ. Thuốc tê chỉ có tác dụng ngăn chặn cảm giác đau khi sản phụ có cơn go tử cung hoặc khi sản phụ rặn. Nồng độ thuốc đi vào trong máu rất ít nên không ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng mẹ.
7. Một số tác dụng không thuận lợi khi tiến hành kỹ thuật để không đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng
- Thuốc gây tê có thể gây giãn mạch và tụt huyết áp nhẹ. Nữ hộ sinh sẽ theo dõi huyết áp sản phụ và sẽ tiến hành bù dịch để nâng huyết áp về chỉ số bình thường
- Một số sản phụ có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt khi huyết áp bị hạ tạm thời. Tuy nhiên, triệu chứng này chỉ xảy ra thoáng qua và bà mẹ cảm thấy bình thường khi được truyền dịch kịp thời và luôn được theo dõi huyết áp và tim thai em bé bằng hệ thống monitor chuyên dụng trong sản khoa
- Con gò tử cung trong chuyển dạ phần nào có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bác sỹ hoặc nữ hộ sinh sẽ theo dõi cường độ và tần số cơn go tử cung bằng monitor sản khoa để điều chỉnh cơn gò kịp thời khi bà mẹ bước vào giai đoạn rặn và chuẩn bị sinh em bé
- Một số bà mẹ có thể có triệu chứng đau vùng lưng và đau đầu hay chóng mặt nhẹ những ngày đầu sau khi sinh. Tuy nhiên này chỉ tồn tại vài ba ngày đầu và hầu hết các triệu chứng sẽ tự biến mất.
- Kỹ thuật gây tê ngoài mằng cứng không làm tăng lỷ lệ mổ lấy thai. Khi sản phụ được đánh giá là kỹ thuật đẻ không đau thất bại thì được chuyển qua phòng mổ nhanh chóng và tiến hành ngay kỹ thuật mổ lấy thai kịp thời.
Nhìn chung, đây là kỹ thuật an toàn cho sản phụ và thai nhi.
Qúy khách hàng cần tư vấn và đặt lịch xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 96 96 39 để được hỗ trợ giải đáp chi tiết.
Nguồn: Khoa Phụ sản – Bệnh viện Bình Định