- GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Siro Olesom là sản phẩm được sản xuất bởi Gracure Pharmaceuticals Ltd (Ấn Độ), thuốc có dược chất chính là ambroxol, thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp cấp tính và mạn tính như hen phế quản và viêm phế quản, giãn phế quản do sản sinh quá nhiều nhầy và đờm.
2.DẠNG THUỐC, HÀM LƯỢNG
Mỗi lọ 100ml siro có chứa Ambroxol Hydrochloride 600mg
3. CHỈ ĐỊNH
Các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp cấp tính và mạn tính như hen phế quản và viêm phế quản, giãn phế quản do sản sinh quá nhiều nhầy và đờm. Tăng cường hòa tan dịch nhầy trong các bệnh viêm mũi họng
4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Quá mẫn với ambroxol, bromhexin hay với bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
- Các bệnh loét đường tiêu hóa.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Bệnh nhân không dung nạp fructose do di truyền
5. LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG
- Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, liều khuyến cáo cho 2 – 3 ngày đầu điều trị là 5ml x 3 lần/ngày, sau đó dùng liều 5ml x 2 lần/ngày hoặc 2,5ml x 3 lần/ngày trong các ngày kế tiếp.
- Đối với trẻ em từ 5 đến 12 tuổi liều thông thường là 2,5ml x 2 – 3 lần/ngày, từ 2 – 5 tuổi là 1,25ml x 3 lần/ngày.
- Trẻ em dưới 2 tuổi: 1,25ml x 2 lần/ngày.
- Nên uống thuốcvới nhiều nước sau khi ăn. Uống nhiều nước trong khi điều trị sẽ giúp tăng tác dụng hòa tan dịch nhầy của ambroxol. Khi bị suy thận nặng thì phải giảm liều hoặc tăng khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.
6. TƯƠNG TÁC THUỐC
Tương tác thuốc:
- Dùng ambroxol với kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tài độ kháng sinh trong nhu mô phổi.
- Không phối hợp ambroxol với một thuốc chống ho (ví dụ codein) hoặc một thuốc làm khô đờm (ví dụ atropin): Phối hợp không hợp lý.
Tương kỵ:
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
7. THẬN TRỌNG
- Cần phải tính đến khả năng xảy ra phản ứng mẫn cảm khi sử dụng thuốc.
- Đã có một số báo cáo xảy ra tổn thương da nặng như hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bị nhiễm độc có liên quan đến việc sử dụng các thuốc long đờm như ambroxol hydrochloride. Hầu hết các trường hợp này được lý giải do bệnh nhân đang mắc bệnh nặng và/hoặc do dùng kết hợp thuốc. Hơn nữa, trong giai đoạn đầu của hội chứng Stevens -Johnson hoặc hoại tử thượng bị nhiễm độc, bệnh nhân có thể có các triệu chứng báo trước không điển hình giống bệnh cúm như sốt, đau người, viêm mũi, ho và đau họng. Sự lầm tưởng về các triệu chứng báo trước không điển hình giống bệnh cúm này làm cho bệnh nhân sẽ điều trị bằng thuốc họ và thuốc cảm cúm. Do đó nếu thấy xuất hiện các tổn thương mới trên da hoặc niêm mạc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức và ngưng sử dụng ambroxol hydrochloride.
- Lưu ý: Nếu quan sát thấy bất kỳ sự thay đổi nào trên da hoặc niêm mạc cần ngừng dùng thuốc ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Cần đặc biệt thận trọng khi dùng cho bệnh nhân rối loạn vận khí quản hoặc bệnh nhân có quá nhiều đờm.
- Suy thận nặng: Thời gian bán thải của ambroxol tăng lên ở bệnh nhân suy thận nặng, do đó có thể cần phải giảm liều hoặc giảm tần suất sử dụng thuốc.
- Thuốc chứa tá dược aspartame 60 mg/lọ 100ml (tương đương với 0,6 mg/ml). Aspartame là nguồn cung cấp phenylalanin. Nó có thể gây hại đối với người mắc bệnh phenylketon niệu (PKU), một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp gây tích tụ phenylalanin do cơ thể không loại bỏ được.
- Thuốc có chứa tá dược tartrazine supra có thể gây ra các phản ứng dị ứng
8. SỬ DỤNG THUỐC CHO ĐỐI TƯỢNG MANG THAI, CHO CON BÚ
- Các dữ liệu tiền lâm sàng: Cho đến nay chưa quan sát thấy tác dụng gây quái thai trong các nghiên cứu tiền lâm sàng.
- Trên người: Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
9. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐC – CÁCH XỬ TRÍ
a. Tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp, ADR > 1/100:
- Tiêu hóa: Ợ nóng, khó tiêu, đôi khi buồn nôn, nôn.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: Dị ứng, chủ yếu phát ban.
- Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
- Phản ứng kiểu phản vệ cấp tính, nặng, nhưng chưa chắc chắn là có liên quan đến ambroxol, miệng khô, và tăng các transaminase. Đã có một số báo cáo xảy ra tổn thương da nặng như hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc có liên quan đến việc sử dụng các thuốc long đờm như ambroxol hydrochloride. Hầu hết các trường hợp này được lý giải do bệnh nhân đang mắc bệnh nặng và/hoặc do dùng kết hợp thuốc. Hơn nữa, trong giai đoạn đầu của hội chứng Stevens – Johnson hoặc hoại tử thượng bì nhiễm độc, bệnh nhân có thể có các triệu chứng báo trước không điển hình giống bệnh cúm như sốt, đau người, viêm mũi, họ và đau họng. Sự lầm tưởng về các triệu chứng báo trước không điển hình giống bệnh cúm này làm cho bệnh nhân sẽ điều trị bằng thuốc ho và thuốc cảm cúm. Do đó nếu thấy xuất hiện các tổn thương mới trên da hoặc niêm mạc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức và ngưng sử dụng ambroxol hydrochloride.
- Lưu ý: Nếu quan sát thấy bất kỳ sự thay đổi nào trên da hoặc niêm mạc cần ngừng dùng thuốc ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
b. Cách xử trí:
- Các triệu chứng có thể xảy ra khi quá liều cấp bao gồm: buồn nôn, nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác trên đường tiêu hóa.
- Khi dùng thuốc quá liều, việc đầu tiên cần làm là gây nôn và bổ sung nước uống (sữa hoặc trà). Nếu dùng quá liều trong vòng 1 – 2 giờ trước đó, nên tiến hành rửa dạ dày. Có thể sử dụng than hoạt và tiến hành điều trị triệu chứng sau khi khử độc. Cần tiếp tục theo dõi hệ tuần hoàn.
Thuốc có bán tại nhà thuốc Bệnh viện Bình Định – Tầng 1 39A Phạm Ngọc Thạch, Tp.Quy Nhơn, Bình Định
Nguồn bài viết : Khoa Dược Bệnh viện Bình Định