1.Bệnh động mạch ngoại biên (PAD: Peripheral Artery Disease )
Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý gây tắc nghẽn trong lòng các mạch máu nuôi phần cơ thể phía xa, như hai tay, hai chân. Sự tắc nghẽn thường do các mảng xơ vữa và huyết khối bám gây tắc mạch. Theo tiến triển, triệu chứng cũng sẽ tiến triển dần từ không có triệu chứng đến tê rần, lạnh chi, đau chân cách hồi và nặng nhất là hoại tử chi, đầu ngón.
Đau chân cách hồi: là biểu hiện điển hình của bệnh động mạch ngoại biên. Đau chân cách hồi là cảm giác đau, nhức, chuột rút, cảm giác khó chịu hoặc mệt mỏi ở chân xảy ra khi đi bộ một quảng đường và sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Đau cách hồi thường xảy ra ở bắp chân nhưng có thể xảy ra ở bàn chân, bắp đùi, hông, mông, hoặc, hiếm khi ở cánh tay. Khoảng 20% bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên không có triệu chứng, đôi khi vì họ không hoạt động đủ để gây thiếu máu cục bộ chi. Một số bệnh nhân có triệu chứng không điển hình (ví dụ đau hông hay đau khớp).
PAD nhẹ thường không gây ra dấu hiệu. PAD từ trung bình đến nặng thường khiến cho các mạch ngoại vi bị giảm hoặc không bắt được (mạch khoeo, xương chày sau, mu bàn chân).
Khi thiếu máu nặng, loét có thể xuất hiện (thường là ở ngón chân hoặc gót chân, thỉnh thoảng ở chân hoặc bàn chân), đặc biệt là sau chấn thương. Các vết loét có xu hướng được bao quanh bởi các mô đen, hoại tử (hoại tử khô). Tình trạng này thường gây đau, nhưng những người mắc bệnh thần kinh ngoại biên (ví dụ: do bệnh tiểu đường hoặc rối loạn sử dụng rượu) có thể không cảm nhận được tình trạng đó. Nhiễm trùng của vết loét thiếu máu (hoại tử ướt) xảy ra dễ dàng, gây ra viêm tế bào nhanh.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên:
- Hút thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động) hoặc các hình thức sử dụng thuốc lá khác
- Bệnh đái tháo đường
- Rối loạn lipid máu
- Tiền sử gia đình bị xơ vữa động mạch
- Nồng độ homocysteine cao
- Tăng huyết áp
- Tuổi cao
- Nam giới
- Béo phì
2.Một số phương pháp chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên:
Thường dựa vào triệu chứng của bệnh nhân kết hợp thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác.
Đo chỉ số huyết áp cổ chân/ huyết áp cánh tay:
Đây là một trong những phương pháp đơn giản giúp chẩn đoán sớm bệnh động mạch ngoại biên.
Siêu âm doppler động mạch ngoại biên:
Đây cũng là phương pháp đơn giản, không xâm lấn và hiệu quả giúp chẩn đoán sớm bệnh động mạch ngoại biên.
Chụp CTscan mạch máu có thuốc cản quang:
Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu có khả năng chẩn đoán chính xác cao bệnh động mạch ngoại biên.
3. Khám và tư vấn cùng chuyên gia đầu ngành tim mạch tại Bệnh viện Bình Định:
Với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công tác chuyên môn để đem đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tối ưu nhất cho người dân,Bệnh viện Bình Định hợp tác chuyên môn cùng với các chuyên gia đầu ngành các lĩnh vực phối hợp với đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện thực hiện khám và tư vấn cho các khách hàng có bệnh lý chi mạch dưới, bệnh lý mạch vành
Thông tin lịch khám cụ thể như sau: