1.GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Thuốc Daytrix là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, có thành phần chính là ceftriaxone
2.DẠNG THUỐC, HÀM LƯỢNG
Thuốc bột pha tiêm
3.CHỈ ĐỊNH
Dùng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với ceftriaxon kể cả viêm màng não, bệnh Lyme, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi, lậu, giang mai, thương hàn, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương khớp và nhiễm khuẩn da. Đặc biệt, thuốc được sử dụng trong dự phòng nhiễm trùng phẫu thuậ
4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
- Bệnh nhân tiền sử phản ứng phản vệ với penicillin
- Trẻ sơ sinh tăng bilirubin, đặc biệt là những trẻ sinh non vì Ceftriaxone được báo cáo là có thể thay thế bilirubin khỏi các vị trí gắn với albumin.
- Sử dụng đồng thời với các dung dịch/sản phẩm chứa canxi tiêm tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh (≤28 ngày tuổi
5. LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG
A. LIỀU DÙNG
– Bệnh nhân trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi: Liều khuyến cáo là 2g/ngày. Ceftriaxon được dùng 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày. Trong hầu hết các trường hợp nhiễm trùng năng hay nhiễm trùng mức độ vừa phải, có thể tăng liều lên đến 4g.
– Trẻ nhũ nhi: Liều dùng hằng ngày là 20-50mg/kg cân nặng, dùng đơn liều. Vì hệ thống men của trẻ lúc này chưa hoàn chỉnh, do đó không nên dùng quá liều 50mg/kg cân nặng.
– Trẻ em (3 tuần tuổi đến 12 tuổi): Liều dùng hàng ngày thay đổi trong khoảng từ 20-80mg/kg cân nặng Với liều lớn hơn hoặc bằng 50mg/kg nên dùng đường truyền tĩnh mạch trong ít nhất 30 phút. Trẻ có cân nặng trên 50kg có thể dùng liều như người lớn.
– Phòng ngừa nhiễm trùng phẫu thuật: Để phòng ngừa nhiễm trùng hậu phẫu, nên dùng một đơn liều 1g tiêm bắp một giờ trước khi tiến hành phẫu thuật
– Bệnh nhân cao tuổi: Không thay đổi so với liều của bệnh nhân trưởng thành
– Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào loại nhiễm khuẩn và độ nặng của bệnh. Tương tự những liệu pháp kháng sinh thông thường khác, Daytrix nên được tiếp tục sử dụng trong vòng ít nhất 48-72 tiếng, sau khi bệnh nhân không còn các triệu chứng.
B. TƯƠNG TÁC THUỐC
- Dùng đồng thời với các kháng sinh Cephalosporin khác hay với thuốc lợi tiểu như Furosemid có thể gây suy thận.
- Sự hợp lực giữa Ceftriaxon và Aminoglycosid đã được chứng minh trên thực nghiệm với trực khuẩn Gr(-) và điều này đặc biệt quan trọng trong nhiễm trùng đe dọa tính mạng như P aeruginosa. Tuy nhiên vì 2 thuốc này có sự tương kỵ nên không được trộn chung khi tiêm.
- Khả năng độc thận của thuốc có thể bị gia tăng bởi gentamicin, colistin.
- Probenecid làm tăng nồng độ của thuốc Daytrix trong huyết tương do giảm độ thanh thải ở thận.
- Cephalosporin có thể tăng cường tác dụng chống đông máu của thuốc chống đông kháng vitaminK. Do đó cần theo dõi chặt chẽ khi sử dụng đồng thời 2 thuốc trên.
- Ceftriaxone liên kết với canxi trong dung dịch Lactate Ringer và tạo thành kết tủa không hòa tan. Do vậy chống chỉ định sử dụng Ceftriaxone ở trẻ sơ sinh (28 ngày tuổi trở xuống) yêu cầu hoặc dự kiến phải điều trị bằng các dung dịch chứa canxi qua đường tĩnh mạch.
6. THẬN TRỌNG
- Trước khi bắt đầu điều trị bằng Ceftriaxon, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh đối với các kháng sinh cephalosporin, penicillin hoặc các thuốc khác.
- Trường hợp suy thận phải thận trọng hiệu chỉnh liều theo chức năng thận của bệnh nhân. Đối với những người bệnh bị suy giảm cả chức năng gan và thận đáng kể, liều Ceftriaxon không nên vượt quá 2g/ngày và những bệnh nhân này phải được theo dõi chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết tương
- Có thể xuất hiện tăng INR, đặc biệt ở những bệnh nhân thiếu dinh dưỡng, điều trị kéo dài, bệnh gan hoặc thận. Theo dõi INR trong khi điều trị nếu bệnh nhân bị suy giảm tổng hợp hoặc dự trữ vitamin K thấp.
- Bội nhiễm: Dùng kéo dài thuốc Daytrix có thể dẫn tới bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.
- Trẻ sơ sinh: Cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc Daytrix cho trẻ sơ sinh do nguy cơ tăng bilirubin máu, đặc biệt ở trẻ sinh non. Lưu ý chống chỉ định ở trẻ sơ sinh tăng bilirubin.
7. SỬ DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG MANG THAI, CHO CON BÚ
- PHỤ NỮ CÓ THAI
Ceftriaxone được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân mang thai để điều trị nhiễm trùng lậu cầu, bệnh Lyme và có thể được sử dụng trong một số trường hợp nhất định trước khi sinh ngả âm đạo ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc. Lưu ý Ceftriaxone không nên được sử dụng như một tác nhân thay thế ở bệnh nhân mang thai bị dị ứng với penicillin để điều trị bệnh giang mai ở mẹ hoặc phòng ngừa giang mai bẩm sinh.
- PHỤ NỮ CHO CON BÚ
Ceftriaxone được coi là an toàn với phụ nữ cho con bú khi được sử dụng ở liều khuyến cáo thông thường. Lưu ý, thuốc được tìm thấy trong sữa mẹ và có thể gây ra sự thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ. Do vậy nên theo dõi các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
8. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN – CÁCH XỬ TRÍ
- Tần suất > 10%:
Tại chỗ: Dị ứng tại chỗ tiêm, đau, viêm tĩnh mạch
- Tần suất 1-10%:
- Tim mạch: Đỏ bừng
- Da liễu: Ngứa, phát ban da
- Tiêu hóa: Viêm đại tràng do Clostridium difficile, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn
- Hệ sinh dục: Tiểu ra máu, viêm âm đạo
- Huyết học: Thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu, kéo dài thời gian prothrombin, tăng tiểu cầu
- Gan: Tăng ALT huyết thanh, tăng phosphatase kiềm, tăng bilirubin huyết thanh
- Nhiễm trùng: nhiễm nấm Candida
- Hệ thần kinh: Ớn lạnh, nhức đầu
- Thận: Tăng ure, tăng creatinin huyết thanh
- Tần suất <1%:
- Tim mạch: Đánh trống ngực
- Nội tiết và chuyển hóa: Đường niệu
- Tiêu hóa: Đau bụng, sỏi đường mật, khó tiêu, đầy hơi, viêm tụy
- Huyết học: Mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa bazơ, giảm thời gian prothrombin, tăng bạch cầu lympho
- Gan: Vàng da
- Quá mẫn: Sốc phản vệ, bệnh huyết thanh
- Hệ thần kinh: Co giật
Nguồn bài viết: Khoa Dược Bệnh viện Bình Định