1.Giới Thiệu:
Tổn thương dây chằng chéo trước (ACL) là một vấn đề quan trọng, đặc biệt đối với các vận động viên và người hoạt động năng động. Dây chằng chéo trước là một dây chằng quan trọng trong khớp gối, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và hỗ trợ các chuyển động của đầu gối. Khi dây chằng này bị tổn thương, nó có thể tác động sâu rộng đến khả năng di động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong hướng dẫn toàn diện này, chúng ta sẽ khám phá các chi tiết về chấn thương dây chằng chéo trước, từ nguyên nhân và triệu chứng đến chẩn đoán và các phương pháp điều trị.
- Cơ chế chấn thương:
Tổn thương dây chằng chéo trước có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm:
- Va Chạm Mạnh trực tiếp vào vùng gối: chiếm khoảng 30% các trường hợp
- Va chạm gián tiếp: chiếm khoảng 10% các trường hợp
- Chấn thương không do va chạm: chiếm khoảng 60 % các trường hợp ( đổi hương đột ngột, duỗi quá mưc khớp gối, gấp quá mức khớp gối thương gặp trong thi đấu các môn thể thao đối kháng, thay đổi tốc độ nhanh, nhảy…
3.Triệu Chứng:
Người bị tổn thương dây chằng chéo trước thường trải qua:
- Sự Xuất Hiện Nhanh Chóng của Đau và Sưng: Thường xảy ra ngay sau chấn thương.
- Sự Hạn Chế vận động: người bệnh đau rất nhiều khi cố gắng đi sau chấn thương, hoặc không thể đứng đi được,
- Cảm Giác Mất Ổn Định: Đầu gối có thể mất ổn định hoặc cảm giác bật ra khi thực hiện các động tác.
- Tại thời điểm chấn thương: người bệnh nghe thấy tiếng “pop” trong khớp gối
- Chẩn Đoán
Chẩn đoán đúng đắn là rất quan trọng để hiểu rõ tình trạng chấn thương dây chằng chéo trước.
Lâm Sàng: đau, sưng, cảm giác mất vững, hạn chế vận động…
- Các test: lachman, ADT, Pivot shift, Lachman test
Cận lâm sàng:
- X-quang khớp gối
- Cộng hưởng từ (MRI) cung cấp hình ảnh chi tiết về dây chằng chéo trước và các cấu trúc xung quanh.
Phân độ tổn thương:
- Cấp độ 1: Ở cấp độ này, dây chằng chéo trước đã bị giãn quá mức, nhưng vẫn có thể giữ cho đầu gối ổn định.
- Cấp độ 2: Tình trạng này được gọi là đứt một phần và liên quan đến việc dây chằng chéo trước bị kéo căng đến mức khớp gối trở nên lỏng lẻo.
- Cấp độ 3: Đây là trường hợp đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước. Hiện tượng này liên quan đến việc dây chằng chéo đứt rời và không còn kiểm soát được xương bánh chè.
5.Các Phương Pháp Điều Trị
- Lựa chọn điều trị thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương dây chằng chéo trước và nhu cầu cụ thể của bệnh nhân. Các phương pháp có thể bao gồm:
Điều trị bảo tồn ( không phẩu thuật)
Bệnh nhân được điều trị bảo tồn khi có đầy đủ các yếu tố sau:
- Bệnh nhân lớn tuổi ( thường > 55 tuổi)
- Xương chày không hoặc di động ra trước ở mức tối thiểu
- Không có thêm chấn thương nào trong khớp gối ( như rách sụn chêm, đứt dây chằng chéo sau…)
- Bệnh nhân không có nhu cầu hoạt động nhiều
- Điều trị bảo tồn gồm: nẹp cố định khớp gối, kê cao chi bị tổn thương, chườm lạnh, dùng thuốc giảm đau và kháng viêm…
Điều trị phẫu thuật ( tái tạo dây chằng chéo trước):
Bệnh nhân được điều trị phẫu thuật khi có một trong các chỉ định sau:
- Xương chày di động ra trước rõ rệt ( thể hiện qua test Lachman)
- Có các tổn thương nội khớp phối hợp ( như rách sụn chêm, đứt dây chằng chéo sau…)
- Có nhu cầu hoạt động cao, nhu cầu quay lại hoạt động thể thao.
Nguyên tắc chung của tái tạo dây chằng chéo trước:
- Phục hồi độ vững của khớp gối
- Duy trì tầm vận động đầy đủ của khớp gối
- Duy trì sức cơ
- Phục hồi chức năng: Vai trò của phục hồi chức năng trong tổn thương dây chằng chéo trước là vô cùng quan trọng, với các mục tiêu lớn là:
- Lấy lại được sự ổn định về chức năng của khớp gối
- Phục hồi sức mạnh của cơ bắp
- Giảm nguy cơ tái chấn thương
Phẫu thuật nội soi dây chằng đầu gối hay nội soi tái tạo lại dây chằng chéo khớp gối là phương pháp điều trị hiệu quả và phổ biến nhất cho tình trạng đứt dây chằng do bị tai nạn trong thể thao, lao động hoặc giao thông. Tại Bệnh viện Bình Định đã áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi ít xâm lấn này vào thường quy, giúp rút ngắn thời gian điều trị và mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh.
Nguồn bài viết: Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Bình Định.